Tác dụng phụ của các loại thuốc giảm đau ung thư xương

Tham vấn chuyên môn: - Bác sĩ Chuyên khoa I Bệnh viện Quân Y 108
Tác dụng phụ của các loại thuốc giảm đau ung thư xương
Để giảm đau đớn do ung thư xương trên bệnh nhân, sử dụng các loại thuốc giảm đau là phương pháp được dùng phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên khi sử dụng các loại thuốc giảm đau ung thư xương, bệnh nhân có nguy cơ gặp nhiều tác dụng phụ khác nhau.

Sử dụng các loại thuốc giảm đau ung thư xương khiến bệnh nhân có thể giảm bớt sự đau đớn một cách nhanh chóng, giúp cuộc sống của bệnh nhân có chất lượng tốt hơn. 

Tùy thuộc vào mức độ đau của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng đơn độc các loại thuốc giảm đau khác nhau hoặc phối hợp cùng sử dụng.

Sau đây là một số tác dụng phụ của những loại thuốc giảm đau ung thư xương thường được dùng cho bệnh nhân hiện nay.

Tác dụng phụ của các loại thuốc giảm đau ung thư xương:

1. Paracetamol

Paracetamol là thuốc giảm đau ung thư xương thường được dùng cho các bệnh nhân có mức độ đau ở cường độ nhẹ. Thông thường, sử dụng paracetamol ít gây nên các tác dụng phụ, tuy nhiên trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể gặp phải một số tác dụng phụ như nổi ban da hay các phản ứng dị ứng thuốc.

Trong trường hợp bệnh nhân sử dụng paracetamol quá liều có thể sẽ gây ngộ độc tế bào gan, không điều trị kịp thời có thể dẫn đến hoại tử tế bào gan. Nếu bệnh nhân sử dụng paracetamol làm thuốc giảm đau ung thư xương lâu dài có thể gây tình trạng độc tính thận, các bệnh thận, rối loạn tạo máu,...

2. Các thuốc giảm đau kháng viêm không Steroid

Các thuốc giảm đau kháng viêm không Steroids cũng là nhóm thuốc giảm đau ung thư xương thường được dùng trên lâm sàng. Các thuốc thường hay được sử dụng có thể kể đến như ibuprofen, naprofen, diclofenac, indomethacin,...

Khi sử dụng các thuốc giảm đau kháng viêm không Steroid bệnh nhân có thể gặp một số tác dụng phụ như các triệu chứng rối loạn tiêu hóa (buồn nôn, nôn, tiêu chảy, táo bón), nhức đầu, chóng mặt, trong trường hợp nặng có thể gây viêm loét đường tiêu hóa hay thậm chí gây xuất huyết tiêu hóa.

3. Các thuốc giảm đau opioid

Các thuốc giảm đau opioid thường dùng làm thuốc giảm đau ung thư xương trong các trường hợp có cường độ đau mạnh, đau khủng khiếp. Các thuốc giảm đau ung thư xương opioid có thể được dùng đơn độc hoặc phối hợp sử dụng với thuốc giảm đau thuộc nhóm giảm đau kháng viêm không Steroid.

Tuy nhiên, việc sử dụng opioid cần được sử dụng rất thận trọng bởi có thể gây nên nhiều tác dụng phụ khác nhau trong quá trình sử dụng. Buồn ngủ, gây hưng phấn, ảo giác, suy hô hấp, táo bón là những tác dụng phụ hay gặp nhất trong trường hợp sử dụng thuốc giảm đau ung thư xương nhóm opioid.

Ngoài ra, khi sử dụng các thuốc giảm đau ung thư xương nhóm opioid bệnh nhân còn đối mặt với tình trạng tích lũy liều của thuốc, khiến phải gia tăng liều dùng ở những lần sử dụng sau. Đặc biệt thuốc có thể gây nghiện khi sử dụng, do vậy các loại thuốc giảm đau ung thư xương nhóm opioid cần được giám sát chặt chẽ bởi bác sĩ khi sử dụng.

4. Thuốc Steroide

Thuốc Steroide cũng là thuốc giảm đau ung thư xương được dùng cho một số trường hợp nhất định. Thuốc cho hiệu quả giảm đau nhanh chóng bởi có khả năng ức chế sản xuất cytokines và progaslandins. Các thuốc giảm đau ung thư xương nhóm Steroid hay được dùng hiện nay là prednisolone và dexamethasone.

Tuy có tác dụng giảm đau nhanh chóng, nhưng thuốc lại gây nên rất nhiều tác dụng phụ cho bệnh nhân khi sử dụng. Những tác dụng phụ phổ biến khi dùng thuốc giảm đau ung thư xương nhóm Steroide có thể kể đến như: hội chứng Cushing ( mặt tròn như trăng), thay đổi hành vi, ức chế miễn dịch, tăng huyết áp, rối loạn dung nạp đường, loét dạ dày tá tràng, loãng xương, suy tuyến thượng thận,...

Trên đây là những tác dụng phụ bệnh nhân có thể gặp phải khi sử dụng các loại thuốc giảm đau ung thư xương trong quá trình điều trị. Để hạn chế tác dụng phụ xảy ra và đảm bảo hiệu quả giảm đau, bệnh nhân cần sử dụng thuốc dưới sự chỉ định của bác sĩ điều trị.


Tác giả: QN