Gelatin là gì? Gelatin được biết đến là một loại nguyên liệu chiết xuất từ collagen trong xương và da của động vật, chẳng hạn như da lợn. Gelatin không có vị và không màu nên được sử dụng làm chất làm đông đặc và chất ổn định trong nhiều sản phẩm như thạch rau câu, kẹo dẻo. Đôi khi gelatin được chế biến thêm để tạp ra collagen thủy phân, có chứa cùng loại axit amin như gelatin.
Lưu ý là gelatin không phải bột rau câu mặc dù cả hai thành phần này đều có tác dụng như chất làm kết dính thực phẩm (làm đặc).
Trong 7 gam gelatin có chứa:
- Lượng calo: 23.
- Chất béo: 0 gam.
- Natri: 14 miligam (mg).
- Carbohydrate: 2 gam.
- Chất xơ: 0 gam.
- Đường bổ sung: 0 gam.
- Chất đạm: 6 gam.
Có thể thấy, gelatin là nguồn cung cấp protein dồi dào. Có một ít natri và một lượng nhỏ các chất dinh dưỡng vi lượng như phốt pho, kali và sắt, nhưng hầu như không có chất béo hoặc có carbohydrate trong đó.
Đọc thêm:
- Tại sao nhiều người bị đau đầu sau khi ăn bột ngọt? Nên làm gì khi bị dị ứng với bột ngọt?
Gelatin có 98 - 99% là protein. Tuy nhiên đây là một loại protein không đầy đủ do nó không chứa tất cả các axit amin thiết yếu, chẳng hạn như tryptophan. Mặc dù vậy thì đây không phải là một vấn đề nghiêm trọng do bạn không có khả năng chỉ tiêu thụ gelatin như nguồn protein chính trong chế độ ăn uống hàng ngày và các axit amin như tryptophan có thể dễ dàng lấy từ các thực phẩm giàu protein khác.
Theo đó, gelatin từ da và xương động vật có vú có chứa các axit amin phổ biến như: Glycin (27%), Prolin (16%), Valin (14%), Hydroxyprolin (14%), Axit glutanic (11%). Các thành phần này sẽ thay đổi tùy thuộc vào loại mô động vật cũng như phương pháp chiết xuất collagen.
Gelatin là một loại protein có thể thúc đẩy sức khỏe của da, khớp, tóc, móng và đường ruột. Gelatin có thể đem lại một số tác dụng nhất định đối với sức khỏe dựa trên thành phần axit amin đa dạng, theo WebMD:
Trong một nghiên cứu năm 2008 trên NCBI trên 97 vận động viên được sử dụng gelatin dưới dạng chất bổ sung hoặc giả dược trong 24 tuần. Kết quả cho thấy nhóm sử dụng gelatin đã giảm đáng kể tình trạng đau khớp, cả khi nghỉ ngơi và vận động so với nhóm dùng giả dược.
Điều này được giải thích là do gelatin có tác dụng tăng cường các mô liên kết và tăng cường các khớp bằng cách tăng mật độ sụn. Gelatin cũng chứa lysine, giúp xương chắc khỏe hơn nhờ cải thiện thiện khả năng hấp thụ canxi của cơ thể, ngăn ngừa mất xương.
Chính vì tác dụng này mà gelatin có thể được sử dụng như một chất bổ sung giúp giảm nguy cơ loãng xương.
Khi mọi người già đi, lượng collagen tự nhiên của họ giảm xuống. Điều này có thể khiến da mất đi độ đàn hồi và hình thành nên các nếp nhăn. Protein và axit amin trong gelatin có thể giúp cơ thể sản sinh nhiều collagen hơn, một thành phần quan trọng trong làn da khỏe mạnh.
Theo Healthline, một nghiên cứu sử dụng gelatin dưới dạng thực phẩm bổ sung trong 50 tuần cho 244 người bị rụng tóc từng mảng. Kết quả cho thấy, số lượng tóc đã tăng 29% ở nhóm dùng gelatin và chỉ tăng hơn 10% ở nhóm dùng giả dược đối chứng. Một nghiên cứu khác cũng cho kết quả tương tự khi người tham gia được cho sử dụng 14 gam gelatin mỗi ngày cho thấy độ dày của sợi tóc tăng khoảng 11%.
Gelatin rất giàu glycine có tác dụng cải thiện đáng kể trí nhớ và một số khía cạnh của khả năng tập trung cũng như có liên quan tới việc cải thiện một vài rối loạn sức khỏe tâm thần, chẳng hạn như bệnh tâm thần phân liệt (được giả thiết là do sự mất cân bằng axit amin cùng vài nguyên nhân khác), triệu chứng của chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) và chứng rối loạn lo âu về ngoại hình (BDD).
Gelatin hầu như không chứa chất béo và carbohydrate, tùy thuộc vào các chế biến mà lượng calo trong gelatin cũng khá thấp.
Theo Healthline, một nghiên cứu năm 2008 trên NCBI trên 22 người sử dụng 20 gam gelatin đều cho thấy có sự gia tăng các hormone giảm cảm giác thèm ăn và no lâu hơn. Trước đó thì chế độ ăn nhiều protein lành mạnh cũng đã được chứng minh là có thể hỗ trợ giảm cân.
Một số nghiên cứu năm 2017 trên NCBI cho thấy một loại gelatin cụ thể gọi là gelatin tannate có thể giúp điều trị tiêu chảy cấp hoặc viêm dạ dày ruột ở trẻ em. Nghiên cứu phát hiện ra rằng trẻ em được dùng gelatin và dung dịch bù nước đường uống có số lần đại tiện giảm đáng kể, cải thiện độ đặc của phân và thời gian bị bệnh ngắn hơn so với những trẻ chỉ dùng dung dịch bù nước đường uống.
Một nghiên cứu năm 2022 được tiến hành trong ống nghiệm đã phát hiện ra rằng peptide gelatin làm giảm sự giải phóng cytokine (protein nhỏ góp phần gây viêm trong ruột), đặc biệt đối với những người mắc bệnh viêm ruột (IBD).
Điều này được giải thích là do các protein trong gelatin có thể giúp hỗ trợ thành ruột, bao gồm cả việc xây dựng lớp niêm mạc bảo vệ trong ruột. Gelatin còn chứa axit glutamic, một loại axit amin khác, được chuyển đổi thành glutamine trong cơ thể, có thể giúp bảo vệ thành ruột khỏi bị tổn thương.
Tuy nhiên các nghiên cứu này chưa đủ lớn để có thể kết luận chính xác vai trò của gelatin trong các vấn đề tiêu hóa là gì và cần bao nhiêu gelatin để đạt được hiệu quả mong muốn.
Theo WebMD, axit amin glycine có trong gelatin có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường type 2. Một nghiên cứu trên 74 người mắc tiểu đường type 2 sử dụng 5 gam glycine hoặc giả được mỗi ngày trong 3 tháng, kết quả cho thấy nhóm được dùng glycine có chỉ số HbA1C thấp hơn đáng kể sau thử nghiệm cũng như giảm tình trạng viêm so với nhóm dùng giả dược.
Theo Health, sử dụng quá 15 gam gelatin mỗi ngày có thể làm tăng nguy cơ bị đau họng, sưng nướu, loét miệng. Gelatin dưới dạng thực phẩm bổ sung cũng chưa được chứng minh là an toàn với phụ nữ mang thai hay đang cho con bú. Vì thế, tốt nhất, hãy nói chuyện với bác sĩ nếu bạn thuộc nhóm này và có ý định sử dụng gelatin dưới dạng thực phẩm bổ sung.
Ngoài ra, gelatin được sử dụng trong nhiều sản phẩm có thêm đường, natri hoặc các chất bổ sung có thể ảnh hưởng tới sức khỏe nếu ăn với lượng lớn. Hãy xem xét kỹ thành phần sản phẩm trước khi mua và tiêu thụ.
Cuối cùng, mặc dù một trong những lợi ích của gelatin là không chứa đường và không có chất béo, nhưng cơ thể sẽ cần phải hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng này và các chất dinh dưỡng khác từ các nguồn khác. Bạn không thể sử dụng gelatin như một bữa ăn thay thế ít calo, nhiều protein.
Gelatin có thể ở dạng lá hoặc dạng bột. Sau khi đã được pha chế thì chỉ cần bỏ hỗn hợp gelatin vào tủ lạnh để đông đặc lại.
Với gelatin ở dạng lá, bạn cần ngâm lá gelatin với nước lạnh khoảng 10 phút cho lá gelatin mềm ra. Khi gelatin đã mềm thì vớt ra để cho ráo nước. Cho trực tiếp lá gelatin vào khuấy đều đến khi tan hết với những món nóng. Còn với những món lạnh thì cho một ít nước vào hòa tan gelatin rồi đổ vào món ăn và khuấy đều.
Vậy một lá gelatin cần bao nhiêu nước? Tỷ lệ nước và lá gelatin cần cân đối, sao cho lượng nước gấp 5 lần lá. Tuyệt đối cho cho lá gelatin vào nước đang sôi vì điều này sẽ khiến khả năng kết dính của gelatin bị mất.
Với gelatin ở dạng bột, cách chế biến cũng tương tự như gelatin ở dạng lá. Tuy nhiên gelatin dạng bột thì không cần vắt ráo nước mà chỉ cần hòa tan với lượng nước vừa phải. Gelatin dạng bột nên được sử dụng trong vòng 48 giờ kể từ khi mở để chất lượng tốt nhất.
Nhìn chung, gelatin có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe và bạn có thể sử dụng gelatin để chế biến thực phẩm trong nhiều món ăn từ làm bánh, thạch, nấu chè,... rất đa dạng. Nếu đang có sẵn các tình trạng bệnh lý như bị suy gan, suy tim, rối loạn đông máu, suy thận cần phải thận trọng khi sử dụng gelatin.
Nguồn dịch tham khảo:
2. What Is Gelatin Good For? Benefits, Uses and More
3. Health Benefits of Gelatin (Health)