Tác dụng của Taurin đối với sức khỏe con người

Tác dụng của Taurin đối với sức khỏe con người
Chắc hẳn bạn sẽ bất ngờ với những tác dụng của Taurin đối với cơ thể. Nó không chỉ ảnh hưởng đến thị lực mà còn giúp ngăn ngừa nhiều căn bệnh như đái tháo đường, tim mạch…

1. Ngăn ngừa tích mỡ, béo phì

Một nghiên cứu khoa học về tác dụng của acid hữu cơ Taurin với sự tham gia của hơn 30 học sinh đã được thực hiện. Cụ thể, họ được áp dụng chế độ bổ sung acid hữu cơ Taurin trong vòng 1 tuần.

Kết quả của nghiên cứu như sau, lượng triglycerid đã giảm đi một cách đáng kể. Điều này cho thấy, vai trò của Taurin là giảm lượng mỡ thừa và có thể áp dụng trong chế độ giảm cân của người béo phì.

Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu khác cũng chỉ rằng, việc cơ thể được cung cấp đủ lượng Taurin cần thiết cũng hạn chế các nguy cơ mắc bệnh về tim. Đặc biệt là ở người béo phì.

2. Tốt cho tim mạch

Viện nghiên cứu khoa học Nhật Bản đã thực hiện 1 nghiên cứu về tác dụng của Taurin. Theo đó, họ nhận thấy loại acid hữu cơ này, có thể hạn chế và giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch.

Cụ thể, tác dụng của Taurin như sau: Giảm lượng cholesterol trong máu. Chính điều này đã làm giảm nguy cơ xơ cứng động mạch và đây cũng là nguyên nhân hàng đầu gây nên những cơn đau tim.

3. Tốt cho người huyết áp

Không chỉ mang đến tác dụng thần kỳ cho cơ tim, tác dụng của Taurin đối với cơ thể con người còn rất nhiều. Một trong số đó chính là làm giảm huyết áp ở người bị huyết áp cao.

Việc tăng huyết áp cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy tim. Do đó, người bị huyết áp cao thường được các bác sĩ kê các đơn thuốc bổ sung Taurin để làm giảm nồng độ homocysteine. Từ đó hạn chế nguy cơ tăng huyết áp cũng như các bệnh về tim.

4. Điều trị bệnh đái tháo đường

Một trong các tác dụng của Taurin được nhiều người biết đến chính làm giảm lượng đường trong máu. Axit hữu cơ Taurin hoạt động với cơ chế ức chế quá trình sản sinh, chuyển hóa hay hấp thụ đường.

Theo các báo cáo của Hiệp hội Đái tháo đường của Hoa Kỳ, những người bị bệnh đái tháo đường thường có một điểm chung đó là nồng độ Taurin khá thấp. Không chỉ vậy, điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến thần kinh hay thận.

5. Tăng cường sức khỏe hệ thần kinh, não bộ

Axit hữu cơ Taurin có khả năng kích hoạt loại thực thể trong não bộ có tên là GABA. Đây là chính là chất có vai trò dẫn truyền hệ thần kinh và đẩy nhanh sự phát triển của não bộ. Không chỉ vậy, theo 1 nghiên cứu mới đây của Trung Quốc, các nhà khoa học cũng chứng minh tác dụng của Taurin đối với căn bệnh trầm cảm.

6. Tốt cho chức năng của gan

Rượu gây nên những tổn hại không nhỏ đối với gan. Và tác dụng của Taurin là đảo ngược những tổn thương này. Vậy thực hư tác dụng của Taurin đối với gan là như thế nào?

Đã có nhiều thí nghiệm về Taurin được thực hiện trên chuột. Các nhà khoa học đã tiến hành bổ sung một hàm lượng Taurin cho những con chuột gặp vấn đề về suy giảm chức năng ở gan. Và kết quả thu được là acid hữu cơ này là làm giảm thiểu những tổn thương của chúng.

Do đó, việc bổ sung Taurin trong khẩu phần ăn hàng ngày là điều cần thiết. Nó sẽ giúp bạn giảm các vấn đề ở ở gan và đặc biệt tốt cho các bệnh nhân gan mãn tính.

7. Tăng cường thị lực

Nồng độ Taurin có trong võng mạc rất cao. Bên cạnh đó, nhờ đặc tính chống oxy hóa, nó giúp ngăn chặn các căn bệnh làm ảnh hưởng đến võng mạc.

Việc suy giảm Taurin cũng là nguyên nhân khiến các tế bào võng mạc dễ bị tổn thương. Đồng thời bổ sung đầy đủ loại acid hữu cơ này sẽ giúp hạn chế tối đa tình trạng khô mắt cũng như đục thủy tinh thể.

Taurin là acid hữu cơ có khả năng chống oxy hóa mạnh. Bởi vậy, ngoài những tác dụng của Taurin kể trên, nó còn có thể chống viêm, và tăng cường hiệu suất luyện tập thể dục….


Tác giả: Lê Thọ Hưng