Tác dụng của rau má, uống nhiều nước rau má có tốt không?

Tác dụng của rau má, uống nhiều nước rau má có tốt không?
Bạn có thể dễ dàng bắt gặp rau má ở bữa ăn thường ngày hay các hàng quán giải khát. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ về tác dụng của rau má.

Theo y học cổ truyền, rau má mang tới hiệu quả trong việc nhuận gan, dưỡng âm, thanh nhiệt, lợi tiểu và giải độc. Trong Đông Y rau má thường được sử dụng làm thuốc bổ và điều trị các chứng bệnh như chữa thổ huyết, hư khí, tả lỵ, rôm sảy, mụn nhọt, bạch đới, sát trùng,….

Tác dụng của rau má đối với sức khỏe con người đem lại nhiều lợi ích tích cực. Tuy nhiên, nên tìm hiểu kỹ trước khi quyết định sử dụng loại rau này.

1. Rau má là loại cây gì?

Là loại cây thân bò lan, rau má có thân cây gầy và nhẵn, có xanh lục hoặc đỏ lục. Phần đỉnh lá tròn có cấu trúc trơn nhẵn cùng gân lá có hình dạng lưới chân vịt. Hoa rau má có màu trắng, nằm gần mặt đất còn quả có hình mắt lưới dày đặc. Rau má là loại thu hoạch quanh năm sẽ được rửa sạch, phơi khô và nghiền thành bột ngay sau thu hái.

Tác dụng của rau má và cách sử dụng tốt đối sức khỏe - Ảnh 1.

Rau má là loại rau có thể thu hoạch quanh năm (Ảnh: Internet)

2. Tác dụng của rau má đối với sức khỏe con người

Vào những năm 1940, cũng có nhiều nghiên cứu chỉ ra tác dụng của cây rau má với các lợi ích về sức khỏe của con người như sau:

Công dụng của rau má trong làm đẹp

Một số nghiên cứu đã chỉ ra dịch chiết từ cây rau má có khả năng kích thích quá trình phân chia tế bào và tăng cường sự tổng hợp collagen của các mô liên kết, giúp tạo nên tế bào da mới, làm lành vết thương. Do sự kích thích mau lên da non, rau má còn được sử dụng với mục đích xóa vết nhăn, làm chậm quá trình lão hóa, giúp da căng bóng.

Rau má có tác dụng trị bệnh phong, lao

Hoạt chất asiaticoside có trong rau này còn giúp làm tan lớp màng sáp bọc vi khuẩn lao, phong, cùng với đó giúp nâng cao hệ miễn dịch chống lại nhóm chủng khuẩn này.

Tác dụng đối với hệ tim mạch

Bên cạnh đó, rau má chứa hàm lượng lớn chất xơ cholesterol xấu có trong máu giảm hiệu quả, từ đó giúp phòng tránh các bệnh về tim mạch. Cùng với đó, hoạt chất Bracoside A trong rau má giúp kích thích bài tiết nitric oxide (NO) của mô. Do đó giúp làm giãn nở vi động mạch, hỗ trợ lưu thông máu qua mô tốt hơn, giảm cơn đau tim.

Giảm căng thẳng, nâng cao mức độ tập trung, cải thiện trí nhớ ở người cao tuổi

Hợp chất Bracoside B có tác dụng lên hệ thần kinh trung ương, nâng cao chất trung gian chuyển hóa giúp hệ thống não bộ hoạt động tốt hơn. Vì vậy đem lại khả năng tập trung và cải thiện trí nhớ ở người cao tuổi cũng được nâng cao. Ngoài ra, Triterpenoids trong rau má có tác dụng tăng cường chức năng tâm thần, giảm stress và căng thẳng.

Tác dụng của rau má và cách sử dụng tốt đối sức khỏe - Ảnh 2.

Rau má có nhiều lợi ích (Nguồn: Internet)

3. Hướng dẫn cách dùng và liều lượng sử dụng rau má

Rau má có thể sử dụng dưới dạng tươi, khô hoặc dạng bột. Liều lượng khuyến cáo nên khoảng 40gr rau má mỗi ngày. Đối với người mắc bệnh lý về suy tĩnh mạch chỉ nên sử dụng 60 – 180 mg/ ngày.

Thực tế, ở mỗi người liều dùng rau má có thể khác nhau vì còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, độ tuổi.

4. Những bài thuốc từ cây rau má

Từ xa xưa đã có rất nhiều bài thuốc từ cây rau má cực kì hiệu quả. Cách thực hiện cũng tương đối đơn giản và hoàn toàn có thể tự làm tại nhà.

Điều trị táo bón: Dùng 35gr rau má tươi đã rửa sạch và giã nát. Sau đó, lấy bã và đắp lên rốn khoảng 1 – 2 tiếng.

Chữa tiểu tiện ra máu: Thông thường, đây là biểu hiện của cơ thể đang nóng cần được giải nhiệt. Bạn chỉ cần lấy khoảng 35gr cây rửa sạch và giã nát, vắt lấy nước cốt. Uống hàng ngày cho tới khi bệnh thuyên giảm.

Điều trị tiêu chảy: Dùng 35gr rau má tươi sắc cùng nước vo gạo. Uống 3 lần/ ngày thì tình trạng sẽ cải thiện.

=>> Những lưu ý khi điều trị tiêu chảy ở trẻ em

Chữa vàng da: Dùng 35gr rau má tươi sắc cùng 30gr đường phèn và 1 lít nước. Sắc đến khi còn 2 bát nước thì lấy nước này để uống.

Trị mụn: Dùng 35gr rau má tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt để uống. Bên cạnh đó, có thể dùng bã để đắp lên vùng bị mụn nhọt. Thực hiện cả hai bước này mỗi ngày thì sau một tuần mụn nhọt sẽ biến mất.

Tác dụng của rau má và cách sử dụng tốt đối sức khỏe - Ảnh 3.

Từ xa xưa đã có rất nhiều bài thuốc từ cây rau má hiệu quả (Nguồn: Internet)

 5. Tác hại của rau má đối với sức khỏe con người

Tuy lành tính nhưng nếu uống rau má quá nhiều có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe của người sử dụng.

Lượng đường trong máu tăng cao

Lượng đường và cholesterol trong máu sẽ tăng cao nếu ăn quá nhiều rau má do đó những người mắc bệnh tiểu đường hay có lượng cholesterol nên hạn chế tối đa.

Nhức đầu

Tuy có tác dụng giải nhiệt nhưng nếu uống quá nhiều sẽ khiến bạn xuất hiện tình trạng nhức đầu, thậm chí là mất ý thức tạm thời. 

Ảnh hưởng đến tiêu hóa

Có tính hàn nên nếu sử dụng rau má nhiều có thể làm tiêu chảy nhẹ, gây lạnh bụng. Bên cạnh đó, trong quá trình chế biến nếu không rửa kỹ sẽ dễ gây rối loạn tiêu hóa cho người sử dụng.

Làm giảm tác dụng của thuốc

Nếu đang trong quá trình sử dụng thuốc tiểu đường, insulin hay hạ cholesterol thì không nên sử dụng rau má vì có thể làm giảm hiệu năng của thuốc.

Giảm khả năng mang thai

Nếu sử dụng loại rau này trong thời gian dài thì có thể làm giảm khả năng có thai. Thậm chí còn tăng nguy cơ sảy thai trong thai kỳ.

Tác dụng của rau má, uống nhiều nước rau má có tốt không? - Ảnh 5.

Phụ nữ uống nhiều nước rau má có thể làm giảm khả năng mang thai - Ảnh Internet

6. Uống nhiều nước rau má có tốt không?

Hiện nay chưa có nghiên cứu cụ thể chứng minh về số lượng và thời gian sử dụng loại rau này có thể gây bệnh.Nhưng theo bình thường thì cái gì quá cũng không tốt. Sử dụng quá nhiều rau má và trong thời gian dài có thể gây ra bệnh liên quan tới tế bào thận, gan, máu.

Trung bình mỗi ngày có thể uống một cốc rau má, khoảng 40g rau má, nhưng cũng không nên uống liên tục hơn một tháng. Nếu muốn sử dụng tiếp thì nên tạm dừng ít nhất là nửa tháng rồi mới uống.

7. Uống rau má có giảm cân không?

Rau má từ lâu đã được biết tới với khả năng hỗ trợ giảm cân do trong thành phần có nhiêu hoạt chất vitamin K, B, C. Các thành phần này có khả năng ức chế sự thèm ăn và giảm căng thẳng trong cơ thể. Vì thế, khi sử dụng loại nước ép từ rau này, lượng thức ăn khi đưa vào cơ thể bạn cũng hạn chế được tối đa. Thêm vào đó, khi vào trong cơ thể, lượng carbonhydrate sẽ chuyển hóa thành năng lượng.

8. Đối tượng nào không nên sử dụng rau má

Những người thường xuyên bị lạnh bụng không nên sử dụng rau má. Nếu vẫn muốn sử dụng thì chỉ nên ăn với số lượng ít hoặc dùng cùng vài lát gừng sống để tăng tính nóng.  

Những thai phụ mang thai và trong thời kỳ cho con bú không nên sử dụng.

Những người bị huyết áp thấp không được dùng vì loại rau này có nguy cơ làm tụt huyết áp đột ngột. 

Trên đây là một số thông tin, tác dụng của rau má đối với sức khỏe con người. Hi vọng sẽ giúp bạn hiểu hơn về loại cây này cũng như biết cách sử dụng trong cuộc sống hằng ngày để bảo vệ sức khỏe của mình.


Tác giả: Trang Lê