Tác dụng của kỷ tử là gì? Hướng dẫn sử dụng kỷ tử đúng cách

Tác dụng của kỷ tử là gì? Hướng dẫn sử dụng kỷ tử đúng cách
Trà kỷ tử được mọi người biết đến vì đem lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách sử dụng kỷ tử. Vậy sử dụng kỷ tử như thế nào?

Kỷ tử là loại cây thuộc họ quả mọng, đây là trái cây thường xuất hiện ở các bài thuốc Đông y vì những tác dụng mà loại cây này đem lại đối với sức khoẻ. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin về cây kỷ tử.

1. Câu kỷ tử là cây gì?

Kỷ tử còn có nhiều tên gọi khác trong dân gian được biết như: khơi tử, câu khởi hay câu kỷ tử. Sử dụng hạt, quả của cây kỷ tử trong Đông y với nhiều tác dụng.

Không chỉ vậy, câu kỷ tử còn có tác dụng hiệu quả trong việc điều trị đái tháo đường, thậm chí còn có tác dụng ngăn ngừa ung thư.

Tên khoa học của câu kỷ tử là fructus lycii thuộc họ Cà. Từ xưa, đây là loại dược liệu quý và được dùng cho các tầng lớp quý tộc, nhà vua nhằm mục đích bồi bổ sức khoẻ, ngăn ngừa bệnh tật.

Hạt kỷ tử là thảo được được sử dụng nhiều nhất bắt đầu từ thời nhà Đường tại Trung Quốc. Đặc điểm nhận dạng câu kỷ tử như sau:

Cây thuộc dạng bụi, mọc thẳng đứng và chiều cao từ 100 đến 200 cm.

Với hình dáng thân cây có nhiều nhánh nhỏ, xuất hiện nhiều gai xung quanh.

Trong khi đó, lá của kỷ tử thường mọc đơn lẻ, đối xứng nhau, lá kỷ tử có hình dáng thuôn dài. Đặc điểm chính, lá mọc gần cành và không có cuống lá. Ngoài ra, hai mặt của lá kỷ tử còn trơn nhẵn với chiều dài từ 4 đến 6 cm và đường kính từ 0,5 đến 2 cm.

Hoa của kỷ tử thường mọc đơn lẻ, màu sắc của hoa là màu đỏ.

Mùa hoa kỷ tử nở thường từ tháng 5 đến tháng 9 hằng năm.

Do đó, quả kỷ tử sẽ bắt đầu có từ tháng 8 đến tháng 11 hằng năm. Cây kỷ tử thường mọc rất nhiều quả. Quả của cây kỷ tử có hình trứng nhỏ, thuôn dài và giống như táo đỏ. Quả kỷ tử có màu đỏ, chiều dài từ 1 đến 2 cm. Bên trong quả mềm và mọng, chứa nhiều hạt dẹt có màu nâu đất.

Kỷ tử là cây xuất hiện ở Đông Nam, Tây Á châu Âu. Tại Việt Nam, kỷ tử xuất hiện ở các tỉnh vùng núi phía bắc như: Lào Cai, Hà Giang, Sơn La, Cao Bằng,…

Vì những tác dụng quý của loại cây này, tại nhiều cơ sở, trung tâm nghiên cứu thảo dược đã nuôi trồng thành công kỷ tử. Tuy nhiên, sản lượng kỷ tử chưa cao. Ngoài ra, sản lượng thấp còn do điều kiện thời tiết tại nước ta không thuận lợi, loại cây này chỉ phù hợp với một số các tỉnh phía bắc.

Tác dụng của kỷ tử là gì? Hướng dẫn sử dụng kỷ tử đúng cách - Ảnh 2.

Kỷ tử là dược liệu quý - Ảnh Internet

Đọc thêm:

Cây xạ đen là cây gì? Điểm danh những tác dụng của cây xạ đen trong hỗ trợ điều trị bệnh

Cây hương nhu có tác dụng gì? Liều lượng dùng phù hợp và những lưu ý cho sức khỏe

Thu hái, sơ chế và bảo quản kỷ tử bằng cách nào?

Vì câu kỷ tử là loại dược liệu quý, do đó cần thu hái, sơ chế và bảo quản đúng cách để đem về sử dụng với mục đích chữa bệnh.

Dựa theo kinh nghiệm dân gian thì thời gian thu hoạch kỷ tử tốt nhất là từ tháng 8 đến tháng 11 hằng năm. Bởi vì, lúc này quả kỷ tử gần chín, chứa nhiều dược chất tốt. Sau khi thu hái cần đem kỷ tử rửa sạch và sơ chế:

Để sơ chế kỷ tử, có thể thực hiện sấy hoặc phơi khô. Tuy nhiên, khi phơi khô cần tránh để kỷ tử trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời. Chỉ nên phơi kỷ tử trong bóng mát, khi quả có dấu hiệu nhăn lại mới đem kỷ tử phơi nắng to khoảng 1 tuần trước khi thực hiện bảo quản.

Ngoài ra, kỷ tử còn có thể dùng để ngâm rượu, rửa sạch quả sau đó ngâm kỷ tử với rượu trắng trong bình thủy tinh khoảng 1 ngày rồi giã nhuyễn và đem về dùng dần.

Không chỉ vậy, quả kỷ tử còn có thể tán thành bột mịn để pha cùng nước uống.

Đối với một số bộ phận khác như: thân, hạt hay lá của kỷ tử cũng có thể sử dụng làm thảo dược bằng cách phơi khô, sau đó bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng máng, tránh khu vực ẩm ướt, có côn trùng hay sâu bọ.

Mùi vị và dinh dưỡng của kỷ tử

Kỷ tử có vị đắng kèm vị chua và ngọt ở hậu vị. Do đó, kỷ tử có thể ăn quả khô hoặc tươi.

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, thành phần hóa học có trong kỷ tử như sau:

- Theo Trung Dược Học, kỷ tử có rất nhiều chất có thể kể đến như: Betain, axit amin, polysaccharide, vitamin B1, B2, C, Canxi, Photpho, Fe,…

Trong khi đó, sổ tay Lâm Sàng Trung Dược cho biết, trong kỷ tử có chứa khoảng 0,09% chất Betaine (C5H1102N).

Nghiên cứu của Triệu Thủ Huấn và Quốc Quân đối với 100g quả kỷ tử cho kết quả có chứa 3,97 g Caroten, 6,8mg Photpho, 160g Canxi, 3,5g Sắt, 8g lactic và 0,22mg Amoni sunfat.

Theo Những cây thuốc và Vị thuốc Việt Nam của Giáo Sư Đỗ Tất Lợi, trong thành phần của hạt kỷ tử còn có chứa Choline 2,2 chất béo, Lysin 4,6% chất Protein.

Đặc biệt, trong kỷ tử có chứa carbohydrate phức đây là chất đóng vai trò điều hòa đường huyết cũng như có tác dụng ngăn ngừa các tình trạng mệt mỏi khi cơ thể phân giải lượng carbohydrate lớn.

2. Tác dụng của kỷ tử đối với sức khoẻ

Kỷ tử được biết đem lại nhiều lợi ích sức khỏe cho con người, có thể kể đến như sau:

2.1. Cải thiện thị lực

Các nhà nghiên cứu khoa học cho biết rằng kỷ tử có chứa thành phần zeaxanthin, đây còn là hợp chất oxy hóa có lợi cho mắt và cơ thể con người. Không chỉ vậy, hợp chất này còn được nghiên cứu đem lại hiệu quả giúp cho mắt tránh được các tác hại từ môi trường bên ngoài.

Kèm theo đó, hợp chất polisaccarit có trong kỷ tử còn có tác dụng ức chế gây tổn thương các mô và tế bào. Đây là nguyên nhân khiến việc sử dụng kỷ tử giúp mắt khỏe lên.

Tác dụng của kỷ tử là gì? Hướng dẫn sử dụng kỷ tử đúng cách - Ảnh 3.

Sử dụng kỷ tử giúp mắt khỏe lên - Ảnh Internet

2.2. Hỗ trợ điều trị tiểu đường

Trong y học cổ truyền, hạt kỷ tử có chứa nhiều thành phần tốt cho sức khoẻ. Đặc biệt, hạt kỷ tử còn hỗ trợ chữa trị bệnh tiểu đường hiệu quả.

Trong một nghiên cứu, các nhà khoa học đã thực hiện tiêm 1 lượng glucose vào chuột trắng, sau 1 thời gian sử dụng hạt kỷ tử thì các chỉ số glucose trong chuột giảm đáng kể. Vì vậy, đây là cơ sở khoa học để thực hiện trên con người.

Thành phần của hạt kỷ tử còn có các thành phần đem lại hiệu quả ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường gây ra ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng khác.

2.3. Tốt cho phổi

Các nghiên cứu khoa học được thực hiện tại Viện Y Dược Mỹ đã cho biết, thực nghiệm kỷ tử trên con người trong 1 tháng đã cho kết quả khả quan rằng những người bệnh phổi đã giảm các triệu chứng bệnh như: bệnh hen suyễn, viêm phổi, khó thở hay tình trạng tức ngực.

Vì vậy, có thể chứng minh kỷ tử có tác dụng tốt với phổi của người bệnh. Đồng thời, sử dụng kỷ tử cũng giúp tăng cường hoạt động của bạch cầu chống lại một số bệnh khác như bệnh hen hay bệnh cúm.

2.4. Ổn định huyết áp

Huyết áp được biết là triệu chứng xảy ra ở các đối tượng người cao tuổi, phụ nữ mang thai hoặc người bị béo phì, thừa cân. Dù huyết áp không quá nguy hiểm tuy nhiên nếu không kiểm soát đường huyết còn có thể là nguyên nhân chính gây ra tình trạng đột quỵ hoặc xơ vữa động mạch.

Sử dụng kỷ tử đúng cách còn có tác dụng giúp ổn định huyết áp hiệu quả. Do trong thảo dược này có hợp chất polysacarit, đây là hợp chất có công dụng ổn định chỉ số đường huyết hiệu quả. Vì vậy có thể dễ dàng tìm thấy loại quả này trong các bài thuốc ổn định huyết áp trong Đông y.

2.5. Kỷ tử giúp phòng ngừa ung thư

Ung thư luôn được biết đến là một căn bệnh đáng sợ, rất nguy hiểm đối với sức khỏe và tính mạng con người.

Kỷ tử có chứa các hoạt chất như antioxidants, polysaccharides,... đây là những hoạt chất giúp ngăn ngừa các gốc tự do hình thành khối u. Vì vậy, đối với người sử dụng kỷ tử trong thời gian dài đem lại hiệu quả cải thiện sức khỏe nhanh chóng.

2.6. Hỗ trợ giảm cân hiệu quả

Các kết quả nghiên cứu cho biết, kỷ tử tốt cho sức khỏe và chứa nhiều dưỡng chất, đồng thời với lượng calo rất thấp. Do đó, sử dụng kỷ tử đem lại hiệu quả giảm cân vì ăn kỷ tử giúp bạn no lâu, hạn chế tiêu thụ các loại thức ăn khác.

Ngoài ra, câu kỷ tử còn có chứa một lượng caroten dồi dào thay thế được hàm lượng vitamin. Đây là cách khiến cơ thể thúc đẩy quá trình mỡ thừa, đồng thời giúp cơ thể tiêu hao năng lượng nhanh chóng.

Chưa kể, hàm lượng hormone có lợi tốt đến tinh thần và đem lại hiệu quả giảm căng thẳng khi sử dụng loại dược liệu này.

Tác dụng của kỷ tử là gì? Hướng dẫn sử dụng kỷ tử đúng cách - Ảnh 4.

kỷ tử tốt cho sức khỏe và chứa nhiều dưỡng chất, đồng thời với lượng calo rất thấp nên có tác dụng giảm cân hiệu quả - Ảnh Internet

2.7. Đẹp da

Không chỉ giúp giảm cân mà kỷ tử còn giúp đẹp da. Trong hạt kỷ tử có chứa nhiều thành phần có thể kể đến như chất khoáng, vitamin C, 23 loại axit amin đem lại hiệu quả ngăn ngừa lão hoá.

Các hợp chất của kỷ tử hiệu quả trong việc cải thiện tình trạng da bị nám, sạm hoặc không đều màu. Sử dụng kỷ tử mỗi ngày có thể giúp da của chị em sáng mịn và đẹp lên trông thấy.

2.8. Cải thiện sinh lý cho nam giới

Kỷ tử giúp chăm sóc sắc đẹp cho nữ giới, đồng thời với các thành phần như vitamin B1, B2, C và một số loại acid amin tốt cho sinh lý nam giới.

Do đó, sử dụng kỷ tử cũng giúp sinh lý nam giới được cải thiện nhanh chóng, đồng thời giúp tăng chỉ số testosterone trong cơ thể. Kèm theo đó là số lượng tinh trùng mạnh và tăng rất đáng kể cũng như giúp nam giới tăng thời gian khi quan hệ tình dục với bạn đời.

2.9. Tăng tuổi thọ

Bất ngờ với kỷ tử khi có các hợp chất với tác dụng chống lão hoá. Các hợp chất này còn là sự tiêu diệt của các gốc tự do trong từng tế bào gây nguy hại đến cơ thể. Do đó, việc bổ sung hoặc kết hợp của các hợp chất giúp bảo vệ cơ thể tốt hơn.

Việc ăn kỷ tử thường xuyên, trong thời gian dài còn giúp cải thiện sức khỏe và kéo dài tuổi thọ đáng kể.

3. Hướng dẫn cách sử dụng kỷ tử

Dù kỷ tử được biết đến là loại dược liệu dùng để chữa bệnh tuy nhiên không phải ai cũng biết cách sử dụng kỷ tử đúng.

Ngoài ra, còn tùy thuộc vào từng mục đích sử dụng mà kỷ tử có thể được đem về để: pha trà, giã nhuyễn, xay thành bột,...

Một số cách sử dụng kỷ tử đem lại hiệu quả chữa bệnh được áp dụng như sau:

3.1. Pha trà kỷ tử ngâm mật ong

- Chuẩn bị kỷ tử khô 20 gram và mật ong 1,5 muỗng cà phê. Sau đó, đun nguyên liệu cùng với nước và để nguội bớt rồi cho thêm mật ong khoảng 1,5 muỗng nữa, đem khuấy đều và uống trong ngày.

- Ngoài ra, có thể sử dụng kỷ tử ngâm với lọ mật ong trong thời gian từ 20 đến 30 ngày. Mỗi khi đem về sử dụng, chỉ cần lấy muỗng múc một lượng vừa đủ để pha uống và có thể uống hằng ngày.

Trà kỷ tử được biết đến là loại trà đem lại hiệu quả thải độc gan. Trong y học, trà kỷ tử được biết đến là một bài thuốc bổ gan, tiêu độc, thanh nhiệt và nhuận phế hiệu quả.

Tác dụng của kỷ tử là gì? Hướng dẫn sử dụng kỷ tử đúng cách - Ảnh 5.

Trà kỷ tử - Ảnh Internet

3.2. Sử dụng kỷ tử trị mắt sưng, mắt đỏ hay tình trạng chảy nước mắt

Kỷ tử sử dụng đúng cách có tác dụng chữa mắt sưng, mắt đỏ và chảy nước mắt hiệu quả như sau:

Đem kỷ tử giã nhuyễn sau đó lấy nước cốt. Tiếp đến, chỉ cần thoa nước cốt lên vào khóe mắt từ 3 đến 5 lần trong ngày. Sau đó bệnh tình sẽ nhanh chóng thuyên giảm.

Đông y có bài thuốc chữa nước mắt do can hư được biết đến như sau: Sử dụng kỷ tử khô 1kg sau đó cho vào túi lụa và đem ngâm trong rượu. Thời gian ngâm khoảng 20 ngày rồi đem sử dụng.

3.3. Kỷ tử chữa can thận âm hư

Tình trạng can thận âm hư, mắt mờ, nóng sốt, hoa mắt, mồ hôi ra nhiều xảy ra, bạn cần thực hiện bằng cách:

Chuẩn bị: kỷ tử, cúc hoa, thục địa mỗi vị 16 gram. Sau đó là 10 gram sơn dược, phục linh, đơn bì.

Những nguyên liệu được chuẩn bị cần tán thành bột mịn, vo thành viên và sử dụng hằng ngày, ngày từ 2 đến 3 viên với nước muối nhạt.

3.4. Kỷ tử dùng để điều trị suy nhược cơ thể

Kỷ tử dùng để điều trị suy nhược bằng cách: Đem ngũ vị tử, kỷ tử tán thành bột sau đó pha với nước uống hằng ngày.

Đối với tình trạng suy nhược cơ thể, chỉ cần sử dụng trong 1 tuần có thể cải thiện đáng kể, đặc biệt mùa hè hoặc khi chuyển mùa.

3.5. Cách sử dụng kỷ tử để điều trị bệnh lý gan

Sử dụng kỷ tử với mục đích hỗ trợ điều trị bệnh lý gan như xơ gan do âm hư, viêm gan mãn tính bằng cách:

Chuẩn bị 20 gram bắc sa sâm, 20 gram mạch môn, kèm theo đó 15 gram kỷ tử, 15 gram đương quy, 30 gram sinh địa, 10 gram xuyên luyện tử và đem dược liệu vừa chuẩn bị sắc nước uống.

Liệu trình điều trị bệnh gan bằng kỷ tử được sử dụng đến khi các triệu chứng của bệnh thuyên giảm.

3.6. Làm đẹp da

Để đẹp da từ kỷ tử, cần sử dụng như sau: 10kg câu kỷ tử, 4kg sinh địa. Sau đó, bạn đem tất cả nguyên liệu tán thành bột mịn uống cùng với rượu nóng. Sử dụng bằng cách, uống từ 2 đến 3 lần mỗi ngày, chỉ cần kiên trì bạn sẽ có làn da khỏe đẹp.

Chống lão hóa da từ kỷ tử bằng cách sau: Chuẩn bị khoảng 40g hạt kỷ tử, 25g hoa cúc trắng, 5 quả táo đỏ. Tiếp đến, cần đem tất cả nguyên liệu hãm cùng với nước sôi và pha trà để uống hằng ngày. Sử dụng trà kỷ tử này đem lại hiệu quả giúp giữ gìn nét thanh xuân của phụ nữ trung niên.

Tác dụng của kỷ tử là gì? Hướng dẫn sử dụng kỷ tử đúng cách - Ảnh 6.

Sử dụng trà kỷ tử này đem lại hiệu quả giúp giữ gìn nét thanh xuân của phụ nữ trung niên - Ảnh Internet

3.7. Tác dụng chữa yếu sinh lý cho nam giới

Chữa thận hư, tinh thiếu, đau lưng, vùng thắt lưng đau mỏi cần chuẩn bị câu kỷ tử và hoàng tinh 2 vị bằng nhau, sau đó đem 2 dược liệu vừa chuẩn bị tán nhuyễn thành bột và vo thành thành từng viên với mật ong. Cần sử dụng thuốc mỗi ngày từ 2 đến3 lần với nước ấm.

Chữa yếu sinh lý cho nam giới bằng cách đem kỷ tử ngâm rượu: 1kg kỷ tử, bạch tật lê, thỏ ty tử, ba kích, cam thảo, nhục thung dung, viễn chí, nấm ngọc cẩu, đương quy, đỗ trọng, dâm dương hoắc, sâm cau mỗi loại 500 gram. Tiếp đến là nhung hươu, tắc kè mỗi loại 1 cặp. Cuối cùng là 10 lít rượu trắng. Ngâm tất cả các nguyên liệu chuẩn bị vào bình thủy tinh 20 lít.

Thực hiện như sau:

- Rửa sạc tất cả các thảo dược vừa chuẩn bị, ngâm kỷ tử khô trước 1 đến 2 tiếng trong nước. Sau đó đem các thảo dược xếp vào bình và cho kỷ tử vào sau cùng. Cuối cùng cho rượu trắng ngập các thảo dược và đậy nắp bình.

Thời gian ngâm rượu từ 2 tháng trở nên để dược liệu ra chất, thời gian ngâm càng lâu càng tốt. Sau khi ngâm xong, có thể uống mỗi ngày từ 20 đến 30 ml rượu với mục đích tráng dương, bổ thận, cường khí tốt, có lợi cho cả nam và nữ giới.

4. Lưu ý gì khi sử dụng kỷ tử?

Kỷ tử là loại dược liệu quý, có nhiều lợi ích cho sức khỏe tuy nhiên phải biết một số kiến thức để tránh gây ra sai lầm khi sử dụng cũng như giúp dược liệu đem lại lợi ích sức khoẻ.

- Kỷ tử có thể tương tác với một số loại thuốc chứa warfarin. Do đó để an toàn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng.

- Chú ý đối với người bị dị ứng phấn hoa trước khi sử dụng kỷ tử vì kỷ tử có thể khiến người sử dụng nhạy cảm với ánh sáng dẫn đến phát ban đỏ trên da khi cơ thể tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

- Phụ nữ mang thai trước khi sử dụng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.

- Mẹ cho con bú không nên sử dụng.

Ngoài ra, người bệnh cần kết hợp tập thể dục, rèn luyện thể chất và xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh để cải thiện sức khoẻ.

Đặc biệt, tất cả các thông tin về kỷ tử và các sử dụng kỷ tử trong bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo. Để đảm bảo an toàn, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng kỷ tử.

Nguồn tham khảo:

1. https://www.healthline.com/nutrition/goji-berry

2. https://www.medicalnewstoday.com/articles/322693

3. https://www.webmd.com/diet/goji-berries-health-benefits-and-side-effects


Tác giả: Minh Ngọc