Khổ qua hay còn gọi là mướp đắng, khổ qua rừng mọc ở trong rừng thường có kích thước nhỏ hơn rất nhiều so với khổ qua tự trồng, có các đường rãnh xẻ sâu, khít nhau và lồi rõ ra ngoài. Ngoài ra, khổ qua rừng có vị đắng hơn gấp nhiều lần so với khổ qua nhà, tuy hơi khó ăn và uống nhưng khổ qua rừng mang lại tác dụng hỗ trợ chữa bệnh cao.
Khổ qua rừng có tính mát, tác dụng thanh nhiệt giải độc gan hiệu quả. Khi sử dụng khổ qua rừng thường xuyên, men gan sẽ giảm xuống ở mức ổn định, kìm hãm sự phát triển của virus viêm gan B, C, từ đó bộ phận gan sẽ hoạt động hiệu quả hơn.
Ngoài ra, các chất dược liệu trong thực phẩm này sẽ giúp thanh nhiệt giải độc gan, loại trừ mỡ tồn đọng trong gan hiệu quả.
Khổ qua rừng đem lại nhiều lợi ích sức khỏe đối với người bị viêm gan B và viêm gan C nhưng lưu ý, tuyệt đối không sử dụng khổ qua rừng đối với trường hợp men gan thấp.
Đối với người bị bệnh tim mạch, trong quá trình điều trị bệnh nên sử dụng thêm khổ qua rừng. Trong khổ qua rừng có nhiều chất có tác dụng giúp ổn định huyết áp, giảm mỡ máu và kìm hãm sự phát triển của các gốc tự do, bảo vệ sức khỏe tim mạch của mình.
Các chất trong khổ qua rừng lại có tác dụng tiêu giảm lượng axit uric (căn nguyên chủ yếu gây nên bệnh gút chủ yếu bởi lượng axit uric dư thừa).
Vì vậy, nếu muốn ngăn ngừa hoặc điều trị bệnh gút, ngoài lá tía tô, sử dụng quả khổ qua rừng là một giải pháp tối ưu vừa không có tác dụng phụ vừa an toàn.
Đọc thêm: Bệnh giả Gout là gì và những điều cần biết về bệnh giả Gout
Nhiều nghiên cứu từ các nhà khoa học, chất protein trong khổ qua có chức năng tương chất thúc đẩy phân giải đường dư thừa, chuyển hóa thành năng lượng,… người bệnh tiểu đường nếu sử dụng kiên trì sẽ ổn định và giảm lượng đường huyết.
Theo nghiên cứu của người Nhật, vị đắng của thực phẩm có nguồn chính của vitamin B17 – được coi là kẻ thù của các tế bào ung thư vì tính “sát thương” mạnh mẽ. Bên cạnh đó, trong khổ qua còn chứa vitamin C cực cao, giúp hệ miễn dịch tăng cao và thúc đẩy khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư.
Khổ qua rừng có chứa chất Charantin giúp giảm Triglycerides và Cholesterol, phá tan các mảng bám trên thành mạch máu nên rất tốt cho người bệnh xơ vữa động mạch, giúp hạn chế chứng nhồi máu cơ tim, đột quỵ, tai biến mạch máu não,…
Tìm hiểu thêm bài viết: Xơ vữa động mạch vành là gì? Có nguy hiểm không? Từ A - Z về xơ vữa động mạch vành.
Với công dụng giảm mỡ máu, ổn định đường huyết, khổ qua rừng còn được biết đến là bảo bối giúp chị em giảm cân hiệu quả. Người bệnh béo phì chỉ cần ăn khổ qua rừng hàng ngày có thể lấy lại vóc dáng thon gọn chỉ sau 1 thời gian.
Khổ qua rừng có thành phần thanh nhiệt giải độc, tính mát nên nếu ăn khổ qua rừng thường xuyên, làn da sẽ được cải thiện đáng kể. Phụ nữ bước vào giai đoạn U30, da dẻ bắt đầu lão hóa nên tận dụng thực phẩm này để giữ gìn nhan sắc.
Nhờ có vị đắng, tính mát, khổ qua rừng trong dân gian là bài thuốc hiệu quả trị rôm sảy, các mẹ có thể sử dụng nguyên liệu này để tắm cho trẻ khi bị rôm sảy.
Cách thực hiện:
- Dùng lá và dây khổ qua rừng đã được phơi khô hoặc sấy: 1 nắm to.
- Rửa sạch lá và dây khổ qua, để ráo. Cho vào nồi cùng 2 lít nước, nấu sôi khoảng 10 phút để các tinh chất có thể ra hết hòa vào nước.
- Để cho ấm nước rồi tắm cho bé đều đặn mỗi ngày đảm bảo giúp hết ngứa, tình trạng rôm sảy giảm dần và hết hẳn.
Mặc dù khổ qua rừng có thể sử dụng điều trị nhiều bệnh khác nhau. Tuy nhiên, với các đối tượng này tuyệt đối không được sử dụng.
- Đối với người đang mang thai, dễ bị sảy thai.
- Trẻ dưới 2 tuổi không được uống trực tiếp, có thể dùng để tắm khi bị rôm sảy.
- Đối với người đang điều trị bệnh, cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ có thể uống kết hợp được không.
Trên đây là các tác dụng của khổ qua rừng trong việc ngăn ngừa, hỗ trợ điều trị các căn bệnh thường gặp. Tuy nhiên, để không có tình trạng tác dụng phụ xảy ra bạn cần tìm hiểu kỹ và sử dụng dụng đúng cách, đúng liều lượng. Ngoài ra, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ có chuyên môn để nhận hướng dẫn cụ thể trước khi sử dụng khổ qua rừng với mục đích hỗ trợ điều trị bệnh hay làm đẹp.