Tác dụng của kẽm đối với sức khỏe và vóc dáng

Tác dụng của kẽm đối với sức khỏe và vóc dáng
Muốn duy trì cơ thể khỏe mạnh, việc nạp kẽm vào cơ thể hàng ngày rất quan trọng. Tác dụng của kẽm đối với người lớn hay trẻ nhỏ đều cần thiết.


Chế độ ăn không hợp lý hay mất kẽm trong quá trình chế biến thức ăn là nguyên nhân khiến cơ thể thiếu kẽm. Một số bệnh lý về đường ruột và sử dụng thuốc cũng làm cản trở sự hấp thu kẽm.

1. Tác dụng của kẽm đối với thể chất 

Trong nhiều nghiên cứu chứng minh rằng: Kẽm có tác dụng quan trọng trong điều tiết quá trình chuyển hóa acid nucleic, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của tế bào và hình thành sẹo. 

Kẽm có tác động đến các hormon tăng trưởng cũng như sinh dục… Kẽm liên quan đến sự phát triển chiều cao của cơ thể. Trẻ em thiếu kẽm khiến xương không phát triển, vì vậy chiều cao không bằng các bạn cùng trang lứa, những vấn đề về giới tính gặp phải như phát triển chậm, xương dễ bị chấn thương, gãy xương.

Tác dụng của kẽm đối với sức khỏe và vóc dáng - Ảnh 1.

Tác dụng của kẽm liên quan đến sự phát triển chiều cao của cơ thể (Ảnh: Internet)

Sự chuyển hóa các hormones như insulin, gustin, chất phát triển thần kinh cũng cần đến sự có mặt của kẽm. 

Kẽm cũng có chức năng điều hòa hoạt động của tuyến tiền liệt, nếu thiếu kẽm, cả trẻ em và người lớn đều gặp phải vấn đề về đường sinh dục. Trẻ em gặp tình trạng thiểu năng sinh dục, người lớn bị vô sinh. 

Tác dụng của kẽm khiến cho mắt tốt hơn, nên nếu thiếu kẽm, mắt kém đi, mờ dần. Bạn sẽ bị hôn mê nếu quá thiếu kẽm bởi nó tác động đến hệ thần kinh trung ương.

Kẽm có vai trò phục hồi chức năng của tiêu hóa, tăng cường miễn dịch, làm giảm nguy cơ mắc bệnh nhiễm khuẩn.

Cơ thể dễ kiểm soát stress hơn nếu lượng kẽm được cung cấp đầy đủ cho cơ thể. 

2. Làm sao để biết cơ thể đang thiếu kẽm?

Nếu cơ thể bị thiếu kẽm sẽ dễ mắc các bệnh liên quan đến hệ miễn dịch, cơ thể nhiễm khuẩn như bệnh tai mũi họng, rối loạn tiêu hóa, các bệnh ngoài da. Hệ tiêu hóa cũng bị ảnh hưởng, đại tiện dễ bị táo bón. Những bộ phận như móng tay dễ bị gãy, tóc rụng nhiều.

Trẻ em nếu thiếu kẽm sẽ biếng ăn, chậm lớn. Chiều cao và sinh lý phát triển chậm. Kẽm ảnh hưởng ở cả đàn ông và phụ nữ. Đàn ông thiếu kẽm khả năng sinh sản giảm, nghiêm trọng hơn sẽ dẫn đến vô sinh. 

Phụ nữ có thai thiếu kẽm dễ bị nghén, cảm thấy buồn nôn từ đó thấy chán ăn và mất ngủ. Trẻ sơ sinh cũng bị ảnh hưởng bởi mẹ không cung cấp đủ chất dinh dưỡng. Trẻ sinh non và trọng lượng bị giảm. 

Người già thiếu kẽm nguy cơ loãng xương cao, xương giòn và dễ vỡ, teo cơ. 

3. Bổ sung kẽm như thế nào để phát huy tác dụng của kẽm?

Đối với trẻ từ 1-9 tuổi: Bổ sung kẽm 10mg/ngày, trẻ từ 10-12 tuổi cần 10-15mg/ngày

Người trưởng thành là 15mg, tuy nhiên nếu bạn là phụ nữ có thai, lượng kẽm cần thiết là 20mg/ngày. Bà mẹ cho con bú cần nhiều kẽm hơn, 25mg/ngày.

Phần lớn trẻ em và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đều thiếu kẽm (Theo số liệu của Viện Dinh dưỡng Quốc gia). Vì vậy cần bổ sung kẽm cho trẻ em biếng ăn, phụ nữ có thai và bà mẹ đang cho con bú. 

Tác dụng của kẽm đối với sức khỏe và vóc dáng - Ảnh 3.

Cần bổ sung kẽm cho trẻ em biếng ăn, phụ nữ có thai và bà mẹ đang cho con bú. (Ảnh: Internet)

Trong những trường hợp bị rối loạn tiêu hóa, mắc các bệnh về đường ruột, bệnh thận sẽ gặp vấn đề trong việc hấp thu kẽm từ thực phẩm. 

Những người nghiện rượu, bia có nồng độ kẽm trong cơ thể thấp vì họ bài tiết kẽm qua nước tiểu hoặc đường ruột bị tổn thương do rượu. 

Kẽm rất quan trọng đối với đàn ông ở tuổi trưởng thành và đây cũng là đối tượng rất cần được bổ sung kẽm. Kẽm đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất tinh dịch. Mỗi lần xuất tinh, 5mg kém sẽ mất đi, vì vậy không nên xuất tinh thường xuyên. Thiếu hụt kẽm ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng và chất lượng của các cuộc 'yêu'.

Kẽm được tìm thấy trong các thực phẩm nguồn gốc động vật. Tuy rằng những thực phẩm có nguồn gốc thực vật cũng có chứa kẽm nhưng lượng ít và khó để cơ thể hấp thụ.

Nguồn thức ăn nhiều kẽm là từ động vật như sò, hàu, thịt bò, gà và lợn nạc, sữa, trứng, cá, tôm, cua, mầm lúa mì, hạt bí ngô, ca cao và socola, các loại hạt (nhất là hạt điều), nấm, đậu, hạnh nhân, táo, lá chè xanh… Có thể tăng cường kẽm bằng các loại thực phẩm bổ sung kẽm, nhanh và dễ nhất là sữa. Vitamin C giúp việc hấp thu kẽm tốt hơn, vì vậy hãy thường xuyên nạp vitamin C.

Mặc dù kẽm rất cần thiết cho cơ thể, nhưng nếu bổ sung dư thừa kẽm cũng ảnh hưởng tới sức khỏe. Một số biểu hiện của cơ thể đang bị thừa kẽm: miệng cảm thấy có vị đắng, vị kim loại, đau đầu, buồn nôn và nôn, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy. 

Nồng độ kẽm cao trong cơ thể cũng có thể làm ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc kháng sinh và các loại thuốc khác. Do vậy, nếu không có chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý mua kẽm về sử dụng. 


Tác giả: Thanh Y