Tác dụng của hạt chia: Đối tượng nào không nên sử dụng?

Tác dụng của hạt chia: Đối tượng nào không nên sử dụng?
Tuy nhỏ bé nhưng không thể phủ nhận những tác dụng của hạt chia đối với sức khỏe. Vậy cách sử dụng và đối tượng nào phù hợp để sử dụng hạt chia.

Trong vài năm trở lại đây, hạt chia được rất nhiều người ưa thích bởi tác dụng và chúng mang lại. Nhiều người thường nhầm lẫn hạt chia với hạt é tuy nhiên chúng chỉ giống nhau là thuộc họ bạc hà với kích thước tương tự, không mùi, không vị.

Hạt chia không mùi không vị nên không ảnh hưởng tới hương vị của các món ăn chính hay loại đồ uống nào. Do đó được nhiều chuyên gia khuyến khích nên dùng hạt chia trong các bữa ăn chính và phụ.

1. Tác dụng của hạt chia

1.1. Cung cấp lượng protein cao

Cũng tương tự như hạt chùm ngây, hạt chia cung cấp hàm lượng protein lớn nên bạn có thể bổ sung chúng vào bữa ăn hàng ngày. Đây cũng là loạt hạt phù hợp với những ai đang trong quá trình muốn giảm cân hay áp dụng chế độ ăn kiêng. Lý do bởi hạt chia là nguồn cung cấp protein tự nhiên có thể thay thế cho các loại thịt, trứng, sữa…

1.2. Cung cấp Omega-3

Lượng omega-3 trong hạt chia nhiều hơn 8 lần cá hồi, đồng thời cao hơn nhiều loại cá khác. Omega-3 còn có thể giúp chống lại những vi khuẩn gây bệnh và kiểm soát được lượng đường huyết trong cơ thể.

1.3. Hỗ trợ giảm cân an toàn

Hạt chia có nhiều chất xơ do đó có thể giúp bạn cảm thấy no lâu hơn. Bạn có thể giảm lượng thức ăn đưa vào cơ thể bằng cách sử dụng hạt chia cùng sữa chua để tăng cảm giác no khi ăn. Ngoài ra, loạt hạt này còn hỗ trợ quá trình đốt cháy chất béo nhanh hơn nên phù hợp cho ai trong quá trình giảm cân.

Tác dụng của hạt chia và những công dụng với sức khỏe  - Ảnh 1.

Hạt chia hỗ trợ giảm cân an toàn (Nguồn: Internet)

Đọc thêm:

Công dụng của hạt dẻ có thật sự tốt như lời đồn?

8+ công dụng của hạt é đối với sức khỏe và trị bệnh

1.4. Giúp phát triển trí não

Trong 100g hạt chia có tới 16,5g protein. Đây là thành phần quan trọng, giúp cấu tạo nên mọi tế bào, hormon giúp trẻ em phát triển. Nếu thiếu protein cơ thể sẽ trở nên mệt mỏi, gầy yếu và hệ thống miễn dịch cũng giảm dẫn đến bệnh tật.

Protein có thành phần cấu tạo phần lớn là các axit amin, đó là các axit amin cần thiếu cơ thể không tự tổng hợp được mà phải cung cấp từ bên ngoài vào. Bên cạnh đó, hạt chia có đủ 8 axit amin tốt cho sự phát triển trí não và nâng cao tất cả chức năng trong cơ thể.

1.5. Giúp xương chắc khỏe

Hạt chia chứa nhiều các Vitamin A 54IU, Vitamin C 1,6mg và Magie335 mg, Sắt 7,7mg, Canxi 631mg. Với lượng Canxi cung cấp lớn như vậy sẽ giúp nâng cao mật độ xương, phòng tránh bệnh loãng xương ở tuổi trung niên giúp phát triển chiều cao ở trẻ đang tuổi lớn.

Tác dụng của hạt chia với bà bầu cũng được công nhận với nhiều lợi ích tốt cho cả hai mẹ con. Mỗi ngày, bạn có thể sử dụng khoảng 2 thìa hạt chia sẽ cung cấp được dinh dưỡng và năng lượng mà cơ thể cần. Bên cạnh đó, hạt chia còn có nhiều sắt và canxi. Đây đều là những khoáng chất cần thiết trong thai kỳ.

2. Tác hại của hạt chia

2.1. Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa

Hạt chia có nhiều chất xơ tốt và cần thiết cho sức khỏe, đồng thời hỗ trợ các vi khuẩn tốt trong đường ruột và phòng tránh tình trạng viêm ruột. Tuy nhiên, nếu cơ thể nạp quá nhiều chất xơ thì sẽ ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa và gây ra tình trạng tiêu chảy, đau bụng, đầy hơi...

Bên cạnh đó, bệnh nhân bị viêm ruột như viêm loét đại tràng hay bệnh Crohn (viêm ruột từng vùng) nên cân nhắc trước khi quyết định sử dụng hạt chia. Trong thời gian bệnh bùng phát, hãy theo dõi lượng chất xơ và hạn chế ăn hạt chia. Những bệnh này có thể làm viêm và hẹp đường tiêu hóa nên gây ra các biểu hiện như đau bụng, chảy máu, tiêu chảy, sụt cân.

2.2. Tăng nguy cơ nghẹt thở

Hạt chia có thể làm tăng khả năng mắc nghẹn nếu bạn dùng quá nhiều. Do đó, bạn nên thận trọng khi sử dụng, đặc biệt nếu bạn có chứng khó nuốt. Nguy cơ mắc nghẹn diễn ra bởi khi tiếp xúc với nước hạt chia khô phồng lên. Hạt chia vốn có tính chất nhẹ, sau khi ngấm nước thì trọng lượng hạt sẽ tăng gấp 10-12 lần. Những tính chất phù hợp khi nấu ăn, pha nước uống có thể gây nguy hiểm cho người sử dụng nếu hạt chia phồng lên và bị kẹt trong cổ họng.

2.3. Tăng khả năng mắc ung thư tuyến tiền liệt

Trong hạt chia có nhiều axit alpha-linolenic (ALA) - một loại axit béo omega-3 được tìm thấy phần lớn ở trong thực vật. Đây là một thành phần cần thiết của chế độ ăn chay và có thể hỗ trợ nhiều cho của sức khỏe như nâng cao chức năng nhận thức và sức khỏe của tim. Tuy axit béo omega-3 tốt cho sức khỏe nhưng các nhà nghiên cứu đã tìm thấy mối quan hệ giữa lượng ALA và ung thư tuyến tiền liệt.

Tuy nhiên, điều này vẫn đang được xem xét vì một nghiên cứu khác đã cho thấy axit béo ALA có thể giúp phòng tránh ung thư tuyến tiền liệt. Kết quả cho thấy những người ăn hạt chia tối thiểu 1,5g ALA mỗi ngày đã giảm khả năng mắc ung thư tuyến tiền liệt so với những người ăn ít hơn lượng này mỗi ngày. Tác hại này vẫn cần phải được nghiên cứu trước khi đưa ra những kết luận cụ thể. Do đó, bạn chỉ nên ăn một lượng hạt chia vừa phải để bảo vệ sức khỏe.

2.4. Gây dị ứng

Tuy tác hại gây dị ứng không phổ biến nhưng một số người có thể cảm thấy các biểu hiện dị ứng thực phẩm như nôn mửa, tiêu chảy, ngứa lưỡi hay môi. Nếu nghiêm trọng còn có thể dẫn tới sốc phản vệ, đe dọa tính mạng gây khó thở, thắt chặt ở cổ họng và ngực. Vì thế Bạn nên ăn thử hạt chia và chờ xem cơ thể có phản ứng dị ứng hay không. Nếu gặp bất kỳ biểu hiện dị ứng thực phẩm nào thì nên ngừng dùng và đến bệnh viện để tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Tác dụng của hạt chia và những công dụng với sức khỏe  - Ảnh 2.

Hạt chia có thể gây dị ứng (Nguồn: Internet)

2.5. Gây tương tác thuốc

Tuy an toàn cho phần lớn mọi người nhưng bạn nên cân nhắc sử dụng hạt chia nếu đang dùng thuốc điều trị tiểu đường hay huyết áp. Lý do bởi nếu tiêu thụ quá nhiều hạt chia sẽ làm tăng khả năng tương tác với một số loại thuốc này.

- Tương tác với thuốc trị tiểu đường

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng hạt chia có thể làm giảm lượng đường trong máu. Điều này xảy ra bởi lượng chất xơ trong hạt chia khá cao nên quá trình hấp thụ đường trong máu bị chậm lại.

Trong phần lớn các trường hợp, người bị tiểu đường khi ăn hạt chia vừa phải có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Tuy nhiên, liều lượng thuốc trị tiểu đường cần phải được cân nhắc để phòng tránh sự sụt giảm và tăng đột biến lượng đường trong máu.

- Thuốc điều trị huyết áp

Bên cạnh tác dụng làm hạ đường huyết thì còn có thể làm giảm huyết áp. Có nghiên cứu cho rằng những người ăn hạt chia trong 12 tuần đã giảm huyết áp, lượng đường trong máu đồng thời làm giảm viêm. Nguyên nhân bởi hạt chia có nhiều axit béo omega-3 có khả năng làm loãng máu và làm giảm huyết áp.

Đối với những người bị cao huyết áp có thể dùng hạt chia để giảm huyết áp. Tuy nhiên, hạt chia có thể giúp nâng cao hoạt động của thuốc điều trị huyết áp nên có thể xảy ra hiện tượng hạ huyết áp hay huyết áp thấp gây ảnh hưởng sức khỏe.

3. Những ai không nên ăn hạt chia?

Dù hạt chia đem lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ. Tuy nhiên, sử dụng hạt chia sai cách có thể gây ra nhiều tác hại. Đặc biệt, một vài đối tượng không nên ăn hạt này vì sẽ gây ra những ảnh hưởng tới sức khoẻ:

- Người bị đột quỵ nên cẩn thận khi dùng hạt chia do nồng độ axit béo omega-3 cao trong loại hạt này có thể gây loãng máu.

- Những người bệnh nhân đã dùng chất làm loãng máu nên hạn chế tối đa ăn hạt chia vì chúng có thể làm ức chế khả năng máu đóng cục và ảnh hưởng đến lưu thông máu. Đó là nguyên nhân vì sao những người bị huyết áp thấp không nên dùng hạt chia.

- Đối tượng bị rối loạn tiêu hóa cũng nên cẩn thận do hàm lượng chất xơ khó tiêu trong hạt chia có thể gây ảnh hưởng tới đường tiêu hóa như dạ dày, táo bón, tiêu chảy, đầy hơi.

- Người bị dị ứng với hạt vừng, bạc hà hay mù tạt cũng không nên sử dụng vì có thể gây ra dị ứng.

4. Hướng dẫn sử dụng hạt chia giảm cân

4.1. Nước hạt chia

Công thức đầu tiên vô cùng đơn giản. Bạn chỉ cần bỏ hạt chia vào trong cốc, sau đó cho nước ấm vào và đợi từ 3 – 5 phút. Khi hạt chia ngậm nước và tạo một lớp màng bên ngoài là bạn đã có ngay một ly nước hạt chia bổ dưỡng. Uống hạt chia vào lúc nào? Để giảm cân bạn nên uống trước khi ăn và sau khi ăn nếu có ý định tăng cân.

Bên cạnh đó, hạt chia cũng thường được kết hợp với sữa, để ngoài khoảng 15-20 phút hay để tủ lạnh tối thiểu 2 tiếng hoặc qua đêm. Bạn có thể bảo quản hạt chia trong một tuần và dùng trong nhiều món ăn như sinh tố, soup, ... để bổ sung nhiều dinh dưỡng hơn. Ngoài ra nếu muốn tăng thêm hương vị thì có thể kết hợp cùng quế, gừng hay một chút mật ong.

4.2. Hạt chia yến mạch

Bạn có thể kết hợp hạt chia với yến mạch thành cháo, sữa chua hay sữa… Cháo hạt chia yến mạch sẽ mang tới những lợi ích cho sức khỏe.

Tác dụng của hạt chia và những công dụng với sức khỏe  - Ảnh 3.

Hạt chia với yến mạch vô cùng bổ dưỡng (Nguồn: Internet)

Để làm được món ăn này cần dùng 1 thìa hạt chia và 3 thìa yến mạch, thêm khoảng 500ml nước, sau đó cho vào nồi và đun nhỏ lửa đến khi sôi, hãy khuấy đều khi nấu để cháo không bị cháy, khét. Sau khi cháo chín thì có thể mang ra sử dụng. Bạn không nên nêm nếm nhiều gia vị khác vào cháo, sẽ giảm giảm hương vị cũng như tác dụng của cháo.

Trên đây là những tác dụng của hạt chia với sức khỏe. Hiện nay bạn có thể dễ dàng tìm kiếm mua các loại hạt Úc, Mỹ,… trên thị trường. Tuy nhiên, trước khi quyết định sử dụng hãy tìm hiểu để xem bản thân có hợp với loại thực phẩm này hay không để sử dụng thực phẩm đúng cách và tránh gây ra các ảnh hưởng không đáng có tới sức khoẻ.


Tác giả: Trang Lê