Ngoài kia có rất nhiều phụ nữ sau khi sinh gặp những rối loạn về tâm trạng, nhẹ thì là cảm giác buồn chán, nặng hơn là trầm cảm sau sinh và nặng nhất là loạn thần sau sinh.
Chị T.B.T (địa chỉ tại quận Bình Thạnh, TP.HCM) đã chia sẻ rằng: Sau khi chị sinh con đầu lòng, chị đã từng bị trầm cảm nhẹ. Đã có những lúc chị cảm thấy bế tắc tới mức muốn nhảy cầu tự tử.
Cảm giác mệt mỏi bắt đầu từ khi chị bắt đầu có thai và kéo dài cho đến khi sinh. Sinh xong chị lại thường xuyên phải thức đêm chăm con.
Cuộc sống ngột ngạt xoay quanh con và bốn bức tường của căn phòng. Hầu hết mọi công việc chị đều cố gắng tự làm một mình. Chồng chị thì ngủ riêng ít nói và cũng ít chia sẻ công việc nhà cùng chị. Bố mẹ chồng chị thì có giúp đỡ nhưng tính tình lại kỹ tính và hay xét nét. Khi chị nói chồng thì bố mẹ chồng sẽ bênh con và mắng chi. Mâu thuẫn trong gia đình càng trầm trọng.
Chị T kể rằng: Thời gian đó, việc chị không thể chia sẻ với bất cứ ai lâu dài càng khiến bản thân ấm ức và ngột ngạt, khó chịu.
Sau đó, rất may mắn là chị T đã có được một người lắng nghe chị tâm sự trong một tháng liền sau sinh. Điều này giúp bản thân chị được giải tỏa rất nhiều. Sau đó dần dần chị ngủ lại được và kiểm soát tâm trạng tốt hơn.
Trầm cảm sau sinh khiến phụ nữ cảm thấy bế tắc và ngột ngạt
Đọc thêm:
- Tìm hiểu nguyên nhân của bệnh trầm cảm sau sinh
- Làm thế nào để phòng tránh trầm cảm sau sinh
Một câu chuyện khác là chị T.H.H (địa chỉ tại quận 4, TP.HCM) cho biết: Ngày trước khi còn đi làm, chị là người giao thiệp rộng và công việc đi lại khá nhiều. Đến khi sinh con, từ sáng sớm tinh mơ mở mắt thức dậy cho đến khi nhắm mắt đi ngủ chị chỉ loanh quanh mỗi công việc là cho con bú hoặc thay tã cho con rồi ru con ngủ.
Hay có những lúc chị thấy mệt rã rời vì con mãi không ngủ cho chị chợp mắt. Rồi những lúc con khóc dỗ thế nào cũng không nín mà lại không rõ nguyên do. Những lúc như vậy chị chỉ muốn quăng luôn con xuống giường, để mặc con khóc. Còn chị cũng ngồi một góc để khóc phần mình.
Chị H cũng tâm sự: Sinh xong, lúc nào cũng trong tình trạng đầu tóc bù xù, quần áo thì lốm đốm dính đủ mọi dấu tích của sữa, mùi bé bị ọc bị trớ. Lắm lúc đang thay tã cho con ở dưới thì con chị lại bị óc trớ bên trên. Cuộc sống lúc đó chỉ quẩn quanh với 4 bức tường phòng. Chị kể, tự soi mình trong gương chị cũng tự thấy mình chán rồi đâm ra hoảng loạn.
Chị nói, chị sinh bé vào mùa đông. Khi ấy trời càng về tối lại càng thấy ảm đạm. Cứ tầm đấy là chị lại nhìn chăm chăm vào đồng hồ để mong đến giờ chồng đi làm về hay ngóng tiếng xe của chồng dưới cổng nhà để được giải thoát.
Theo PGS.TS.BS Huỳnh Nguyễn Khánh Trang, là Trưởng khoa Sản thuộc Bệnh viện Hùng Vương tại thành phố Hồ Chí Minh cho biết: theo một nghiên cứu cho thấy, những yếu tố có khả năng làm tăng nguy cơ sản phụ bị trầm cảm sau sinh là do lúc đó hormone suy giảm, phụ nữ trở nên nhạy cảm và dễ xúc động hơn. Đặc biệt nếu không có hay thiếu đi sự quan tâm, chăm sóc của người thân và quan trọng nhất là người chồng thì họ sẽ dễ rơi vào chứng trầm cảm.
Không những thế, với các sản phụ sinh con nhưng con lại gặp vấn đề về sức khỏe hay phải nằm dưỡng nhi lâu hoặc quá trình sinh nở gặp khó khăn,... đều có khả năng bị trầm cảm cao.
Bác sĩ Trang cũng cho hay, bệnh trầm cảm được chia thành 3 mức độ dựa trên những yếu tố về rắc rối tâm lý của phụ nữ sau sinh.
- Mức độ trầm cảm nhẹ nhất là sản phụ thường bị buồn chán sau sinh (thường gặp tỷ lệ chiếm khoảng 30-80%)
- Mức độ nặng hơn gọi là trầm cảm sau sinh (chiếm tỷ lệ 10-15%).
- Nặng nhất là sản phụ bị loạn thần sau sinh
Nhìn chung thì phụ nữ trong suốt quá trình mang thai cho đến khi sinh nở và chăm con đều là cả một sự nỗ lực, cố gắng rất nhiều. Những người thân xung quanh, đặc biệt là người chồng cần phải theo sát, quan tâm và chăm sóc họ tránh những trường hợp đáng tiếc như trầm cảm sau sinh.
Tổng hợp