Để hiểu được suy giảm sinh lý nữ là gì, trước tiên cần nắm được cấu tạo của "em gái". Cơ quan sinh dục nữ bao gồm hai phần chính là buồng trứng (bao gồm 2 buồng, mỗi buồng có kích thước 2 x 4 x 1cm, nặng từ 10 - 16g) và tử cung, âm đạo, âm hộ (mỗi bộ phận lại có nhiều tuyến). Trong đó, buồng trứng là bộ phận đóng vai trò quan trọng, quyết định giới tính nữ.
Buồng trứng đảm nhận hai chức năng nội tiết và ngoại tiết. Trong chức năng nội tiết, chúng chủ yếu bài tiết ra 2 hormone chính là estrogen và progesteron, ngoài ra buồng trứng còn tiết ra một lượng nhỏ testosteron. Đối với chức năng ngoại tiết, buồng trứng bài tiết ra trứng trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt.
Cấu tạo cơ quan sinh dục nữ (Ảnh: Internet)
Buồng trứng của phụ nữ là bộ phận cực kỳ nhạy cảm, dưới mỗi tác động nhỏ về tinh thần hoặc thể chất cũng có thể làm ảnh hưởng tới việc bài tiết các hormone, dẫn tới tình trạng suy giảm sinh lý nữ. Những xáo trộn trong sinh hoạt hoặc đời sống vợ chồng, căng thẳng trong công việc,... có thể khiến phụ nữ giảm ham muốn và trở nên lãnh cảm.
Đặc biệt, buồng trứng hoạt động mạnh nhất vào thời điểm dậy thì rồi giảm dần khả năng cho tới khi mãn kinh. Bước vào độ tuổi từ 40-45, lượng hormone, đặc biệt là estrogen do buồng trứng tiết ra suy giảm nghiêm trọng, dẫn tới tình trạng suy giảm sinh lý nữ.
Thiếu hụt estrogen là nguyên nhân chính dẫn đến suy giảm sinh lý nữ (Ảnh: Internet)
Ngoài ra, tình trạng suy giảm sinh lý nữ có nguy cơ cao xảy ra với các trường hợp phải cắt bỏ một bên hoặc hoàn toàn buồng trứng do u nang dài >6cm, ung thư buồng trứng, ung thư cổ tử cung,...
Có thể cảm nhận dấu hiệu suy giảm sinh lý nữ do estrogen giảm thông qua các triệu chứng như: rối loạn kinh nguyệt (kinh nguyệt không đều, vòng kinh ngắn, kinh ra nhiều hoặc ít,...); bốc hoả, đổ mồ hôi đêm do thiếu hụt estrogen; cường giao cảm do rối loạn thần kinh thực vật...
Các triệu chứng suy giảm sinh lý có thể thể hiện ra bên ngoài như: nóng bừng nửa trên cơ thể, đặc biệt là vùng đầu, mặt, cổ; đổ mồ hôi đêm; mất ngủ; chóng mặt, hoa mắt, nhức đầu. Các triệu chứng này tương tự với chứng rối loạn tiền đình, dẫn đến mệt mỏi, dẫn tới tâm lý lo lắng, sợ hãi.
Ngoài ra, thiếu suy giảm sinh lý nữ do thiếu hụt estrogen có thể gây ảnh hưởng trầm trọng tới tâm lý, gây ra rối loạn tâm thần, trầm cảm,... Lúc này, phụ nữ sẽ thường xuyên rơi vào trạng lo lắng, hồi hộp, giảm trí nhớ, kém tập trung, nhạy cảm, dễ nổi nóng,...
Dấu hiệu suy giảm sinh lý nữ (Ảnh: Internet)
Trong giai đoạn này, suy giảm sinh lý nữ còn gây ảnh hưởng tới ngoại hình, nhan sắc, khiến nhiều chị em khủng hoảng, thiếu tự tin. Phụ nữ ở độ tuổi này rất dễ xuất hiện những suy nghĩ tiêu cực, gây ảnh hưởng tới bản thân và những người xung quanh.
Đặc biệt, dễ nhận biết nhất trong giai đoạn suy giảm sinh lý nữ là khả năng tình dục giảm sút nghiêm trọng. Bên cạnh việc buồng trứng, tử cung bị teo nhỏ, giảm tiết hormone, âm đạo cũng trở nên khô hạn, mỏng, thường xuyên bị đau rát và viêm nhiễm. Bước vào giai đoạn này, phụ nữ trở nên xa cách, không muốn gần gũi.
Suy giảm sinh lý nữ ảnh hưởng lớn tới cuộc sống gia đình (Ảnh: Internet)
Phụ nữ có thể được chẩn đoán suy giảm sinh lý nữ thông qua các dấu hiệu trên. Việc điều trị suy giảm sinh lý nữ cần được tiến hành sớm để tránh tình trạng khủng hoảng kéo dài, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống và tình cảm gia đình.
Thảo dược Lepidium Meyenii giúp điều trị suy giảm sinh lý nữ (Ảnh: Internet)
Phụ nữ hoàn toàn có thể điều trị suy giảm sinh lý nữ sớm bằng việc bổ sung hormone estrongen, giúp duy trì tuổi xuân. Tuy nhiên, việc bổ sung estrogen bằng các phương pháp tự nhiên thực sự rất khó. Các nhà khoa học đã tìm ra một vài loại thảo dược có khả năng tăng nội tiết tố nữ, trong đó phải kể đến Lepidium Meyenii có tác dụng tốt trong việc cân bằng sinh lý nữ.