Sưng đau chân: Dấu hiệu ung thư cổ tử cung nguy hiểm thường bị bỏ qua

Sưng đau chân: Dấu hiệu ung thư cổ tử cung nguy hiểm thường bị bỏ qua
Dấu hiệu ung thư cổ tử cung thường được đề cập tới gồm: chảy máu âm đạo, tiết dịch âm đạo có màu, mùi lạ, chảy máu sau mãn kinh,.... Tuy nhiên, có một dấu hiệu ung thư cổ tử cung ít được nhắc tới đó là sưng đau chân.

Theo số liệu thống kê từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm, trên thế giới, có khoảng nửa triệu phụ nữ mắc ung thư cổ tử cung, và 250.000 người tử vong vì bệnh. Trung bình cứ 2 phút lại có 1 phụ nữ tử vong do ung thư cổ tử cung.

Tại Việt Nam, có khoảng 5.000 trường hợp mắc ung thư cổ tử cung mỗi năm và hơn 2.000 ca tử vong. Đồng nghĩa với đó, 1 ngày, ở riêng tại Việt Nam, có khoảng 14 ca mắc bệnh mới và 7 ca tử vong do bệnh.

Ung thư cổ tử cung, mặc dù gây tử vong cao, hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm. Tuy nhiên, trên thực tế, do những dấu hiệu ung thư cổ tử cung giai đoạn tiền ung thư, và giai đoạn 1 hầu như không rõ ràng. Và những dấu hiệu này chỉ biểu hiện rõ rệt khi bệnh đã vào giai đoạn muộn.

Những dấu hiệu ung thư cổ tử cung phổ biến gồm:

- Chảy máu âm đạo bất thường.

- Chu kỳ kinh nguyệt bỗng nhiên dài hơn, máu kinh chảy nặng hơn.

- Chảy máu sau khi quan hệ tình dục, thụt rửa hoặc khám vùng chậu.

- Tăng tiết dịch âm đạo.

- Dịch âm đạo có màu, mùi lạ, hoặc có máu.

- Chảy máu sau mãn kinh. 

- Đau vùng chậu hoặc đau lưng dai dẳng.

- Sụt cân không rõ lý do.

Bên cạnh những dấu hiệu ung thư cổ tử cung phổ biến đó, sưng đau một bên chân cũng là một dấu hiệu ung thư cổ tử cung quan trọng mà mọi người cần phải lưu tâm.

Sưng đau chân: Dấu hiệu ung thư cổ tử cung không ai ngờ tới

Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do khối u phát triển lớn ngăn chặn các mạch máu gần đó, khiến chân bị sưng đau. Khi đó, da chân bị sưng nhưng không có màu tím đỏ như những bệnh lành tính khác. Ngoài ra, người bệnh có thể bị sưng đau chân mà không kèm theo sưng nề hạch bạch huyết.

Sưng đau chân do ung thư cổ tử cung còn có một số đặc điểm như: 

- Cơn đau kéo dài dai dẳng.

- Cơn đau xuất hiện và biến mất trong một vài ngày, sau đó quay trở lại và ngày càng nặng hơn.

Tuy nhiên, hiện tượng sưng đau chân cũng có thể là dâu hiệu của những bệnh lý khác không phải ung thư cổ tử cung chẳng hạn như các bệnh liên quan tới xương khớp như đau khớp, gout, tắc nghẽn bạch huyết,... Mặc dù vậy, khi bị sưng đau chân, các chị em cũng nên tới các cơ sở chuyên khoa thăm khám để xác định và tư vấn kịp thời.

Khi thấy bản thân xuất hiện những triệu chứng và nghi ngờ đó là dấu hiệu ung thư cổ tử cung, các chị em nên đi thăm khám và thực hiện một số xét nghiệm giúp chẩn đoán và phòng ngừa ung thư cổ tử cung, bao gồm:

- Xét nghiệm Pap smear: Các bác sĩ sẽ tiến hành lấy một số mẫu tế bào ở cổ tử cung và chuyển tới phòng thí nghiệm quan sát những bất thường có khả năng trở thành ung thư cổ tử cung hoặc tế bào ung thư.

- Xét nghiệm HPV: Thực hiện xét nghiệm này sẽ giúp phát hiện tình trạng nhiễm virus HPV.

Theo các chuyên gia, ung thư cổ tử cung nói riêng và các bệnh ung thư nói chung càng được chẩn đoán và điều trị sớm thì cơ hội sống rất cao, có thể đạt tới 94%. Chính bởi vậy, các chị em đã quan hệ tình dục, và các chị em trên từ 21 tuổi trở lên được khuyến khích thực hiện định kỳ cả 2 xét nghiệm Pap smear và xét nghiệm HPV để phòng ngừa ung thư cổ tử cung.

Nếu kết quả cho thấy cổ tử cung có sự bất thường, nghi ngờ ung thư cổ tử cung, các bác sĩ có thể tiến hành thêm soi tử cung và thực hiện sinh thiết để xác định có tế bào cổ tử cung hay không. Người bệnh cũng cần thực hiện các chẩn đoán khác để xác định giai đoạn bệnh nếu phát hiện có tế bào ung thư.


Tác giả: DNA