Trước khi tìm hiểu về việc tắm nước gừng có tốt không thì gừng là một loài thực vật tốt cho sức khỏe rất quen thuộc với người Việt. Gừng vừa dùng làm gia vị nấu ăn lại vừa là thành phần của nhiều bài thuốc từ gừng. Theo Y học cổ truyền, gừng có vị cay, tính ấm, vào 3 kinh phế, tỳ, vị, có tác dụng phát biểu, tán hàn, ôn trung, tiêu đàm, hành thủy, giải độc.
Trong khi đó, nước cốt gừng tươi được hiểu là nước cốt chắt được từ việc xay nhuyễn gừng. Tùy từng cách làm nước cốt gừng để tắm hay nước ép gừng để uống khác nhau mà mọi người có thể thêm lượng nước để gia giảm độ đặc của nước cốt gừng.
Đọc thêm:
+ Điều gì sẽ xảy ra với cơ thể khi uống trà gừng mỗi ngày?
+ 8+ tác dụng của hỗn hợp gừng tỏi không nên bỏ qua, đặc biệt là mùa bệnh hô hấp gia tăng
Mùa lạnh, nước cốt gừng hay nước ép gừng tươi đang trở thành một mặt hàng được "săn đón" rất nhiều với nhiều quan điểm về việc tắm nước gừng có tốt không như một thói quen đơn giản, duy trì và bảo vệ sức khỏe. Có thể kể đến như: Giải cảm, tăng miễn dịch, giảm đau nhức xương khớp, làm ấm cơ thể từ bên trong, kích thích tuần hoàn máu, trẻ hóa làn da,... Vậy sự thật là gì? Tắm nước gừng có tốt không?
Câu trả lời là có. Tuy nhiên cần thận trọng khi tắm nước gừng tươi hay pha nước cốt gừng để tắm, đặc biệt là với bà bầu, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hay phụ nữ sau sinh, người lớn tuổi. Hơn nữa, tác dụng của tắm nước gừng đối với mỗi thể trạng khác nhau sẽ có hiệu quả khác nhau. Một vài công dụng của tắm nước gừng vẫn chưa có nghiên cứu khoa học chứng minh, phần lớn đến từ các tác dụng của gừng đối với sức khỏe.
Theo đó, có thể kể đến một số công dụng của thói quen tắm nước gừng bao gồm:
- Làm ấm cơ thể và thúc đẩy quá trình lưu thông máu: Gừng chứa hợp chất gingerol, là hợp chất có hoạt tính sinh học cao, có tác dụng chống viêm và chống oxy hóa mạnh mẽ. Tắm nước ấm pha gừng là cách làm ấm cơ thể nhờ tác dụng sinh nhiệt của gừng cũng như thư giãn mạch máu, kích thích tim từ đó đẩy nhanh quá trình lưu thông máu của cơ thể.
Người bị tay chân lạnh khi tắm nước gừng có thể dễ dàng nhận thấy tác dụng làm ấm cơ thể khi tắm nước gừng.
- Làm sạch, tẩy tế bào chết: Tắm vốn là hoạt động giúp làm sạch cơ thể, kết hợp với thảo dược tính ấm như gừng giúp mở rộng lỗ chân lông, hỗ trợ làm sạch da hiệu quả, loại bỏ da chết. Đây cũng là lý do tại sao gừng thường có trong nhiều công thức tẩy tế bào chết toàn thân, chẳng hạn như tẩy tế bào chết với muối gừng và chanh.
- Giảm đau nhức cơ thể: Thành phần gingerol và shogaol có đặc tính chống viêm cao, ngăn chặn các con đường gây viêm trong cơ thể, cụ thể là ức chế các enzyme và prostaglanding - 2 chất gây viêm, phát sinh đau ở những người mắc bệnh khớp.
Nên một tác dụng của tắm nước gừng có tốt không chính là giảm đau nhức cơ thể, bao gồm cả đau nhức xương khớp và cơ bắp. Kết hợp thêm một chút muối tắm Epsom có thể tăng cường hiệu quả giảm đau này nhờ hỗn hợp cung cấp thêm một lượng magie, có lợi trong việc làm dịu các cơ bị đau nhức.
- Bị cảm lạnh tắm nước gừng có tốt không? Có nhiều quan điểm xung quanh việc tắm nước gừng khi bị cảm. Trước tiên, khi bị cảm bạn vẫn có thể tắm bình thường, trừ khi đang bị sốt cao và có các triệu chứng liên quan tới hệ thần kinh như chóng mặt hay hô hấp như khó thở,... và cần tắm đúng cách để tránh tình trạng cảm lạnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Như đã nói, gừng có tác dụng giảm đau nhức cơ thể, một triệu chứng phổ biến của bệnh cảm lạnh. Nên tắm nước gừng khi bị cảm lạnh có thể giúp giảm nhẹ triệu chứng này cũng như thư giãn, giảm mệt mỏi. Khi tắm nên chú ý tới phản ứng rét run của cơ thể, bởi gừng có thể khiến lỗ chân lông mở nhanh hơn. Rét run cho thấy cơ thể đang cố gắng tăng nhiệt độ lên, tốt nhất nên rời khỏi phòng tắm, tránh cho tình trạng sốt khi bị cảm lạnh trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, cần uống một cốc nước trước khi tắm gừng để giảm mất nước do ngâm nước gừng làm tăng tiết mồ hôi.
Ngoài ra, mùi thơm và hơi nước ấm bốc lên của gừng cũng có thể giúp giảm đáng kể một số triệu chứng như ho, sổ mũi, nghẹt mũi,... Đây cũng là lý do gừng có thể được sử dụng trong một số cách xông giảm nghẹt mũi, tắc mũi tại nhà kết hợp cùng một vài loại tinh dầu khác.
Tắm nước gừng có thể đem lại nhiều lợi ích có giá trị đối với sức khỏe. Tuy nhiên, cần thận trọng một số vấn đề sau:
- Tắm nước gừng hàng ngày có tốt không? Không có thống kê hay khuyến nghị chính thống nào liên quan tới việc tắm nước gừng mấy ngày một lần hay tắm nước gừng hàng ngày có tốt không. Điều quan trọng là chú ý tới các phản ứng của cơ thể khi tắm nước gừng hay ngâm chân nước gừng. Nếu cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn,... khi tắm nước gừng thì bạn nên ngừng lại.
Với trẻ sơ sinh tắm nước cốt gừng, do làn da của trẻ còn mỏng manh nên chỉ nên tắm với lượng cốt gừng nhỏ, tắm nhanh trong 5 - 10 phút, không nên ngâm lâu. Thường thì chỉ nên tắm dưới 2 lần một tuần, tránh tổn thương da của trẻ và ngay cả người trưởng thành cũng vậy.
- Bà bầu tắm nước gừng được không? Vốn thuộc nhóm nhạy cảm không kém so với nhóm trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nên vấn đề bà bầu tắm nước gừng được không cũng rất được quan tâm. Do gừng có tác dụng tăng huyết áp, tăng nguy cơ mất nước cho cơ thể nên nếu đang mang thai, tốt nhất bạn không nên tắm nước gừng để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe của bản thân và thai nhi.
Nếu bị cảm lạnh khi mang thai, bạn có thể thử cách uống trà gừng để giảm nhẹ triệu chứng nhưng cần uống với lượng hợp lý. Các nghiên cứu không tìm thấy mối liên hệ nào giữa việc uống trà gừng khi mang thai và nguy cơ sinh non, thai lưu, nhẹ cân hay các biến chứng khác. Tuy nhiên có một số bằng chứng cho thấy không nên uống trà gừng gần thời điểm chuyển dạ vì gừng có thể làm tăng nguy cơ chảy máu. Phụ nữ mang thai có tiền sử sảy thai, chảy máu âm đạo hay các vấn đề về đông máu cũng nên tránh các sản phẩm từ gừng.
- Dị ứng: Trước khi tắm nước gừng, hãy chắc chắn rằng bản thân không bị dị ứng với gừng bằng cách đắp một lượng nhỏ gừng tươi giã nhuyễn lên cổ tay và kiểm tra phản ứng trong 3 - 5 phút.
- Ai không nên tắm nước gừng? Ngoài phụ nữ đang mang thai không nên tắm nước gừng thì người có tiền sử bệnh huyết áp cao, tiểu đường hay các bệnh tim mạch, trẻ nhỏ dưới 2 tuổi cũng nên tránh tắm nước gừng. Với người bị bệnh gan hoặc đang dùng thuốc chống đông máu, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi muốn tắm nước gừng có tốt không.
- Tắm nước gừng sau sinh: Nhiều bà mẹ tắm rượu gừng hoặc rượu gừng nghệ sau sinh, điều này có tốt không? Đông y cho biết gừng có tính ấm nên cho rằng tắm gừng sau sinh có thể giúp làm sạch cơ thể phụ nữu sau sinh, nâng cao miễn dịch cũng như "xua đuổi khí hàn" để chống cảm gió, chống lạnh cho mẹ bỉm sau sinh. Tuy nhiên cần nhớ rằng, rượu gừng hay rượu gừng nghệ chỉ dùng ngoài da, tuyệt đối không được uống và không xoa lên núm vú khi đang cho con bú.
Cuối cùng, không nên thêm quá nhiều cốt gừng hay nước gừng tươi vào nước tắm. Thời gian tắm nước gừng cũng không nên tắm quá lâu. Nếu ngâm mình trong bồn tắm với nước gừng thì nhiệt độ nước chỉ nên ấm vừa phải, tránh khiến da bị bỏng hay khó chịu. Cần nhớ rằng, gừng có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể nên cần uống một cốc nước trước khi ngâm tắm với nước gừng.
Để làm nước cốt gừng để tắm hay nước ép gừng tươi tại nhà bạn có thể thực hiện theo các bước sau:
- Chuẩn bị: Gừng tươi khoảng 500 gam đem gọt vỏ sạch cùng 200 ml nước, túi lọc sạch. Khi rửa gừng, cần chú ý làm sạch các khe, kẽ củ gừng bằng bàn chải đánh răng, tránh lẫn bùn đất vào nước ép gừng.
Chuẩn bị khoảng 500 gam củ gừng tươi (Ảnh: Xiachufang)
- Cách thực hiện: Cắt gừng thành từng miếng nhỏ và cho vào máy xay sinh tố, thêm vào khoảng 200 ml nước đun sôi để nguội hoặc nhiều hơn nếu muốn cốt gừng loãng hơn. Xay khoảng 20 giây tới khi hỗn hợp nhuyễn mịn thì đổ ra tô.
Cách làm nước cốt gừng tại nhà (Ảnh: Xiachufang)
Dùng thìa cho gừng xay nhuyễn vào túi lọc và vắt lấy nước cốt. Bọc bát nước cốt lại để yên trong 1 giờ để loại bỏ cặn và bảo quản trong tủ lạnh. Thành phẩm nhận được là nước cốt gừng màu vàng tươi. Với 500 gam gừng tươi có thể cho khoảng 480 ml nước ép gừng.
Thành phẩm nước cốt gừng màu vàng và cặn bột gừng (Ảnh: Xiachufang)
Nếu mua nước cốt gừng bán sẵn, cần chú ý mua ở các cơ sở uy tín, có giấy tờ kiểm tra chất lượng. Mở chai cốt gừng nếu ngửi thấy mùi hôi nồng hay màu sắc lạ thì không nên sử dụng vì có thể nước cốt đã bị hỏng.
Nhìn chung, với câu hỏi tắm nước gừng có tốt không thì câu trả lời là có nếu tắm đúng cách. Không nên lạm dụng nước gừng để tắm hay uống để tránh gây ra các tác dụng phụ không mong muốn đối với sức khỏe. Không nên vì tham các tác dụng của nước cốt gừng mà thêm quá nhiều vào nước tắm. Nếu phát hiện các triệu chứng bất thường sau khi tắm nước gừng như chóng mặt, buồn nôn, phù nề, sẩn ngứa, mề đay thì nên nhanh chóng nói chuyện với bác sĩ để được hướng dẫn.
Nguồn dịch tham khảo:
1. People Swear Ginger Baths Can Combat Cold and Flu Symptoms—This Is What You Need to Know
2. Ginger: The Skin Care Ingredient We’re Rooting For