Một trong những đặc tính tuyệt vời nhất của quả su su chính là hàm lượng dinh dưỡng cao với nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ thiết yếu cho cơ thể. Đặc biệt là hàm lượng folate cao có tác dụng thúc đẩy quá trình phân chia tế bào. Bên cạnh hàm lượng dinh dưỡng cao thì quả su su còn chứa ít calo, chất béo, natri, tổng carbs nên được đánh giá là phù hợp với nhiều chế độ ăn kiêng khác nhau.
Mặc dù có lợi cho sức khỏe và gần như là an toàn nhưng ăn quá nhiều quả su su hay ăn quá mức bất kì loại thực phẩm nào đều có thể gây ra một số tác dụng phụ bất lợi cho sức khỏe. Chẳng hạn:
- Khó chịu, rối loạn tiêu hóa
Mỗi một quả su su có khối lượng trung bình xấp xỉ 200g có chứa khoảng 4g chất xơ. Chất xơ được biết là có tác dụng cực tốt giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn, hỗ trợ hoạt động của nhu động ruột và ngăn ngừa táo bón.
Tuy nhiên, tiêu thụ quá nhiều chất xơ (trung bình một người trưởng thành cần nạp vào cơ thể khoảng 25g chất xơ mỗi ngày, tùy nhu cầu cơ thể sẽ có chênh lệch nhất định) có thể dẫn tới tác dụng ngược lại, bao gồm các rối loạn tiêu hóa như khó tiêu và đầy bụng.
Đọc thêm:
+ Đầy bụng khó tiêu là gì: Không đơn giản chỉ là rối loạn tiêu hóa bình thường
+ Thực hư chuyện hoa đu đủ đực chữa sỏi thận và những điều cần lưu ý khi sử dụng
- Nguy cơ sỏi thận
Ăn quá nhiều quả su su trong thời gian dài và cùng một lúc có thể dẫn tới tình trạng kém hấp thụ các chất dinh dưỡng khác do lượng axit oxalic trong loại quả này.
Cụ thể, lượng axit oxalic trong su su có thể kết hợp với các thực phẩm chứa khoáng chất như canxi, tạo ra canxi oxalat, có thể gây kết tủa lắng đọng tạo thành sỏi ở các cơ quan tiết niệu, gan mật, tụy… từ đó ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ của cơ thể. Về lâu dài có thể tăng nguy cơ hình thành sỏi thận.
Ngoài quả su su, thì các loại quả có chứa axit oxalic khác đặc biệt nhiều cần thận trọng khi ăn bao gồm mướp đắng, rau muống, củ cải đường, cải bó xôi. Tuy nhiên loại axit này cũng dễ dàng hòa tan trong nước, vì thế mà bạn chỉ cần chần qua nước sôi, gạn bỏ nước luộc là có thể loại bỏ được 40% -70% axit oxalic có trong các loại rau quả. Thêm vào đó, khi ăn các thực phẩm giàu axít oxalic (muối oxalat), cần chú ý tăng cường uống nước để tăng đào thải.
Chính vì thế mà nhiều người cũng thắc mắc rằng ăn quả su su sống có sao không? Câu trả lời là có. Thực tế thì quả su su có thể được ăn sống bằng cách làm sinh tố hoặc salad. Nhưng bạn vẫn cần chú ý tới liều lượng ăn và các loại rau củ kết hợp để tránh ăn quá nhiều hoặc tạo ra canxi oxalat. Đặc biệt là người bị sỏi thận nên thận trọng khi ăn hoặc chỉ tiêu thụ ở mức vừa phải với hướng dẫn của bác sĩ.
- Kém hấp thụ các chất dinh dưỡng khác
Ăn quá nhiều một loại thực phẩm khiến bạn có xu hướng mất cân bằng dinh dưỡng do khẩu phần ăn các thực phẩm khác bị giảm xuống. Lâu dài có thể dẫn tới kém hấp thụ dinh dưỡng, suy dinh dưỡng, mệt mỏi do chế độ ăn thiếucân đối.
Điều này đặc biệt phổ biến ở những người đang thực hiện chế độ ăn kiêng giảm cân khi tăng lượng rau và loại bỏ protein. Thiếu protein có thể gây ra nhiều vấn đề cho cơ thể như suy giảm hệ miễn dịch, rối loạn tăng trưởng ở trẻ em, mất cơ bắp, phục hồi chậm sau chấn thương và thậm chí suy dinh dưỡng nghiêm trọng. Ngoài ra, protein cần thiết cho quá trình sản xuất các enzyme, hormone và các phân tử khác có vai trò quan trọng trong nhiều chức năng của cơ thể.
Do đó, việc duy trì lượng protein đầy đủ trong chế độ ăn là cần thiết để cơ thể hoạt động bình thường.
Phản ứng dị ứng cũng có thể gặp phải khi ăn su su, mặc dù điều này khá hiếm gặp. Điều quan trọng là nhận biết các dấu hiệu dị ứng như mẩn ngứa da, sưng họng, khó thở,... để đối phó kịp thời.
Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp khi ăn và chế biến quả su su mà bạn có thể tham khảo:
Những người có nguy cơ cao phản ứng dị ứng với quả su su, những người đang gặp các vấn đề về tiêu hóa như viêm loét dạ dày hoặc ruột, những người bị sỏi thận do su su chứa axit oxalic có thể làm tăng nguy cơ hình thành sỏi canxi oxalat và những người cần hạn chế chất xơ do tình trạng sức khỏe cụ thể (chẳng hạn như xơ gan) không nên thường xuyên và không nên ăn quả su su quá nhiều.
Nếu có bất kỳ nghi ngờ nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi thêm su su vào chế độ ăn hàng ngày.
Nhựa quả su su không có độc. Tuy nhiên nhựa quả su su có thể gây dị ứng, ngứa với một số người nhạy cảm. Vì thế khi sơ chế quả su su nên đeo găng tay để hạn chế tiếp xúc với nhựa quả, sau khi gọt vỏ cần rửa lại với nước thật sạch.
Như đã nói ở trên, do chứa axit oxalic nên việc kết hợp quả su su với các thực phẩm giàu canxi như hải sản có thể tăng hình thành kết tủa dẫn tới sỏi thận, tụy và làm giảm khả năng hấp thụ các khoáng chất này của cơ thể,... Hơn nữa, các hợp chất không tan trong nước khi kết hợp hai thực phẩm này cũng tăng nguy cơ rối loạn tiêu hóa như đầy bụng, khó tiêu, thậm chí là tiêu chảy.
Vì thế mà khi ăn quả su su nên thận trọng và hạn chế kết hợp ăn cùng lúc với tôm, cua, thịt bò... hay các thực phẩm giàu canxi, sắt khác như hạt vừng, hạt chia, hạnh nhân, rau dền, cải bina, rau cải,...
Cho tới hiện tại, chưa có đủ bằng chứng cho thấy về sự tương tác giữa chiết xuất của quả su su với các loại thuốc điều trị nên các nghiên cứu sâu hơn là cần thiết trước khi đưa ra kết luận chắc chắn. Để an toàn, nếu đang sử dụng thuốc điều trị bệnh, đặc biệt là các thuốc kê đơn, hãy nói chuyện với bác sĩ về các thực phẩm mà bạn cần kiêng/tránh để không làm giảm tác dụng của thuốc hay tăng nguy cơ gặp phải tác dụng phụ.
Nhìn chung một ngày ăn 200 gram - 400 gram quả su su được coi là an toàn và khi kết hợp quả su su vào chế độ ăn, hãy đảm bảo cân bằng thành phần dinh dưỡng luôn được chú ý. Có nhiều cách chế biến quả su su thành các món ngon miệng như:
- Luộc quả su su: Cắt su su thành miếng nhỏ và luộc từ 3 - 5 phút cho đến khi chín mềm.
- Xào: Xào su su với tỏi và các loại rau củ khác như cà rốt, bông cải, hoặc thịt bò, thịt gà.
- Nấu canh: Thêm su su vào các loại canh như canh chua, canh rong biển, để tăng thêm hương vị và dinh dưỡng.
- Làm salad quả su su: Cắt su su thành sợi hoặc miếng mỏng, trộn với dầu giấm hoặc nước sốt yêu thích để làm salad.
- Nhồi thịt: Cắt đôi su su và loại bỏ hạt, nhồi thịt xay và đem nướng hoặc hấp.
- Su su muối chua: Cắt su su thành miếng nhỏ và ngâm với dấm, đường và muối để làm đồ chua giòn ngon.
Nguồn dịch:
1. Chayote: Uses, Benefits, Side effects and more By Dr. Smita Barode