Không khỏi bệnh cũng chỉ vì nhầm lẫn giữa bệnh thiểu năng tuần hoàn não và rối loạn tiền đình

Không khỏi bệnh cũng chỉ vì nhầm lẫn giữa bệnh thiểu năng tuần hoàn não và rối loạn tiền đình
Do có những sự giống nhau về triệu chứng mà bệnh thiểu năng tuần hoàn não và rối loạn tiền đình thường bị hiểu lầm, từ đó làm ảnh hưởng tới việc điều trị, thậm chí không chữa dứt điểm được.

Theo nghiên cứu, có tới 80% người bệnh khi gặp phải chứng đau đầu, chóng mặt hay buồn nôn và ù tai… thì cho rằng mình đang bị mắc chứng thiểu năng tuần hoàn não, đó chỉ là do họ tự đoán mà chưa tới bác sĩ khám hay kiểm tra. Ngoài ra, có khoảng 70% trong số đó khi được hỏi thì cho rằng về cách điều trị của hai căn bệnh là: Rối loạn tiền đình và thiểu năng tuần hoàn não là hoàn toàn giống nhau.

phan-biet-roi-loan-tien-dinh-va-thieu-nang-tuan-hoan-nao

Thiểu năng tuần hoàn não và rối loạn tiền đình có những dấu hiệu giống nhau làm ánh hưởng nghiêm trọng tới quá trình điều trị bệnh

Hầu như người bệnh nào cũng có sự nhầm lẫn giữa 02 căn bệnh này bởi vì chúng có những triệu chứng khá giống nhau đó là bị đau đầu, hoa mắt, chóng mặt và buồn nôn… Nhưng trên thực tế, mỗi căn bệnh này lại có những căn nguyên gây bệnh là khác nhau. Về mặt Tây Y nhận định rằng:

Thiểu năng tuần hoàn não

Chứng bệnh này còn gọi là rối loạn tuần hoàn não, nó đơn thuần là trạng thái suy giảm lượng máu lên não. Các bệnh lý mãn tính là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra chứng bệnh khó chịu này, có thể kế đến là: Bệnh tăng huyết áp, xơ cứng mạch não, tình trạng lắng đọng mỡ hay tình trạng đường trong máu, các bệnh van tim, rối loạn nhịp tim và chứng suy thận mạn….Ngoài ra, còn một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh như: Nghiện bia rượu, thuốc lá, stress - căng thẳng, thừa cân, béo phì, ít vận động.

Rối loạn tiền đình

Nếu thiểu năng tuần hoàn não là tình trạng suy giảm lượng máu lên não thì chứng rối loạn tiền đình lại là một dạng bệnh lý gây ra trạng thái mất cân bằng về tư thế, bệnh này làm cho người bệnh thường xuyên bị chóng mặt, ù tai, buồn nôn và đi đứng lảo đảo gây khó chịu cho người mắc bệnh. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng rối loạn tiền đình như: Tuần hoàn kém (hay rối loạn tuần hoàn), rối loạn tuần hoàn não, nhiễm trùng não, viêm tai giữa cấp… và còn do thay đổi thời tiết.

Tóm lại, chứng thiểu năng tuần hoàn não chỉ là một trong những nguyên nhân, yếu tố làm nên bệnh rối loạn tiền đình.

Dấu hiệu nhận biết của hai chứng bệnh

Đầu tiên với bệnh rối loạn tiền đình thì biểu hiện đặc trưng nhất của nó là chóng mặt, kèm theo đó là các triệu chứng khác như: Hoa mắt, ù tai, buồn nôn, mất thăng bằng…

Bệnh này thường tiến triển thành mãn tính và nặng dần lên, ban đầu đó có thể chỉ là một cơn chóng mặt dữ dội, đột ngột rồi thôi hoặc là những cơn chóng mặt thoảng qua làm người bệnh thường không để ý, nhưng dần dần các triệu chứng sẽ xảy ra thường xuyên hơn.

Còn đối với biểu hiện của thiểu năng tuần hoàn não là chóng mặt, buồn nôn, nặng đầu khi người bệnh thay đổi tư thế.

Những triệu chứng này thường gặp vào lúc nửa đêm hoặc vào lúc gần sáng. Ngoài các triệu chứng điển hình kể trên, khi cơn cấp tính xảy ra, người bệnh có thể cảm thấy kém tập trung hay giảm khả năng tư duy và đãng trí…

Cách điều trị dứt điểm rối loạn tiền đình và thiểu năng tuần hoàn não

Để có thể có được phương pháp điều trị phù hợp, khoa học, tránh tái phát một cách thường xuyên thì mỗi bệnh nhân cần hiểu rõ căn nguyên của hai chứng bệnh này.

- Với bệnh rối loạn tiền đình

Trước hết bệnh nhân phải, nên đi khám để tìm ra nguyên nhân gây rối loạn tiền đình. Tùy theo chuẩn đoán của các bác sĩ mà người bệnh sẽ được kê đơn dùng thuốc, nhưng hầu như đầu tiên bệnh nhân sẽ cần sử dụng những loại thuốc tây y để làm giảm ngay các triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên phần lớn loại thuốc Tây y chỉ có tác dụng chữa phần ngọn chứ không trị được tận gốc rễ bệnh nên bệnh sẽ hay bị tái đi tái lại.

Lúc này, chúng ta cần tìm ra một phương pháp chữa bệnh hiệu quả hơn. Hiện nay, có một phương pháp được khá nhiều người tin dùng đó là sử dụng các vị thuốc trong y học cổ

truyền để giải quyết được căn nguyên của bệnh rối loạn tiền đình, làm giảm dần tần suất giữa các lần xuất hiện triệu chứng tiến tới chữa khỏi bệnh và tránh tái phát.

Ngoài việc sử dụng các loại thuốc, bệnh nhân có thể tập thêm yoga hay một số môn thể dục nhẹ khác đồng thời quản lý chế độ ăn uống để có thể cải thiện tình trạng rối loạn tiền đình.

- Với bệnh thiểu năng tuần hoàn não

Không chỉ đổi với bệnh rối loạn tiền đình mà bệnh thiểu năng tuần hoàn não cũng vậy, bạn và người thân nên đi khám để tìm hiểu và tìm thấy thấy nguyên nhân gây ra bệnh là gì. Và còn tùy theo chẩn đoán của bác sĩ để tìm được liệu trình điều trị phù hợp.

Trên đây là sự khác nhau giữa bệnh thiểu năng tuần hoàn não và chứng rối loạn tiền đính. Rất mong những thông tin hữu ích này sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình điều trị, cũng như là phòng ngừa những căn bệnh khó chịu này.

Tác giả: Lê Hà