Sử dụng máy khí dung cho người bệnh viêm phế quản

Sử dụng máy khí dung cho người bệnh viêm phế quản
Máy khí dung là một trong những dụng cụ cần thiết cho người bệnh viêm phế quản, tuy nhiên sử dụng máy khí dung cho người bệnh viêm phế quản như thế nào mới đem lại hiệu quả cao là điều mà nhiều người bệnh quan tâm.

1. Ưu điểm khi sử dụng máy khí dung cho người bệnh viêm phế quản

Máy khí dung là một thiết bị có công dụng chuyển thuốc từ dạng dung dịch thành dạng sương nhỏ li ti, những hạt sương này có thể đi sâu vào đường hô hấp và chúng có thể lắng đọng ở đó. Sử dụng máy khí dung cho người bệnh viêm phế quản hay những người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính,… sẽ giúp giãn cơ trơn phế quản giúp cho đường hô hấp trở nên thông thoáng hơn.

Sử dụng máy khí dung cho người bệnh viêm phế quản thường đi kèm với một số loại thuốc điều trị bệnh như thuốc giãn phế quản, nhóm corticoid, kháng sinh, long đờm và nước muối sinh lý 0,9%,… giúp cho đường hô hấp dễ chịu hơn.

Sử dụng máy khí dung cho người bệnh viêm phế quản cũng có mục đích tương tự như việc sử dụng bình xịt hen cho những bệnh nhân mắc hen suyễn, sử dụng máy khí dung phù hợp với những đối tượng như trẻ em, người cao tuổi hay những bệnh nhân nặng, những bệnh nhân có cơn khó thở và khò khử nhiều.

Sử dụng máy khí dung cho người bệnh viêm phế quản - Ảnh 2.

Sử dụng máy khí dung cho người bị viêm phế quản - Ảnh minh họa

Ưu điểm khi sử dụng máy khí dung cho người bệnh viêm phế quản đó chính là đưa được lượng thuốc nhiêu hơn với tốc độ nhanh hơn và nồng độ đậm đặc hơn, mang tới hiệu quả điều trị tốt hơn đặc biệt là đối với trẻ em. Một trong những ưu điểm nữa khi sử dụng máy khí dung cho người bệnh viêm phế quản chính là thuốc lắng đọng trực tiếp vào đường hô hấp, khiến cho người bệnh phải sử dụng một lượng thuốc ít hơn nhưng vẫn đạt được hiệu quả điều trị như mong muốn.

Tuy nhiên, khi sử dụng máy khí dung cho người bệnh viêm phế quản mang lại hiệu quả điều trị như thế nào còn tùy thuộc vào nồng độ thuốc, đặc điểm của thuốc cũng như tình trạng khó thở của người bệnh. Nhưng một đặc điểm chung đó là hạt khí dung càng nhỏ thì hiệu quả điều trị mang lại cho người bệnh viêm phế quản càng lớn.

2. Các loại máy khí dung

Hiện nay, tùy thuộc vào kích thước hạt sương mà máy khí dung tạo ra mà các Bác sĩ chuyên khoa phân loại ra thành hai dạng bao gồm:

2.1. Máy khí dung hô hấp dưới

Loại máy này khi sử dụng máy khí dung cho người bệnh viêm phế sẽ tạo ra những hạt sương có kích thước nhỏ 2-5 µm sẽ vào sâu trong các phế quản nhỏ và có thể đến tận các phế nang giúp thuốc phát huy được tác dụng tốt nhất.

2.2. Máy khí dung tai mũi họng

Đối với loại máy khí dung này, kích thước các hạt mà máy khí dung tạo ra có đường kính lớn hơn 2-5 µm sẽ vào sâu trong các phế quản nhỏ và có thể đến tận các phế nang giúp điều trị các bệnh lý ở đường hô hấp trên hiệu quả hơn.

Sử dụng máy khí dung cho người bệnh viêm phế quản - Ảnh 3.

Phân loại máy khí dung, lựa chọn máy khí dung phù hợp - Ảnh minh họa

Nếu như phân loại máy khí udng theo cách tạo ra các hạt sương, máy khí dung có thể phân loại thành máy khí dung dạng nén, máy khí dung dạng siêu âm, máy khí dung dạng lưới. Mỗi loại máy khí dung sẽ có một số đặc điểm sau:

- Máy dạng khí nén

Dùng khí nén để tạo các hạt sương, giá thành thấp hiệu quả lâm sàng tốt nên được sử dụng rộng rãi nhất. Tuy nhiên, máy có thể gây tiếng ồn và lượng sương tạo ra sẽ chậm hơn các loại máy khác.

- Máy dạng siêu âm

Máy dạng siêu âm sử dụng sóng siêu âm tạo các hạt sương, ưu điểm của máy là gọn nhẹ hơn, không gây tiếng ồn, cung cấp một lượng thuốc lớn hơn trong thời gian ngắn hơn so với máy khí dung dạng nén.

- Máy lưới rung

Máy lưới rung rung siêu âm hiện đại tạo các hạt sương li ti. Máy này hiệu quả cao nhưng nhưng giá thành cao và phải tháo rời để rửa.

3. Những điểm cần lưu ý khi sử dụng máy khí dung

Khi sử dụng máy khí dung cho người bệnh viêm phế quản, nếu sử dụng các thuốc nhóm kháng colin ở bệnh nhân tăng nhãn áp thì những bệnh nhân này khi sử dụng mặt nạ phải ép chặt mặt nạ vào mặt. Đối với những bệnh nhân sử dụng thuốc corticoid thì nên tránh dùng mặt nạ để tránh thuốc tiếp xúc với da.

Khi sử dụng máy khí dung cho người bệnh viêm phế quản, cần thực hiện theo quy trình sau:

Người bệnh đặt máy khí dung lên bề mặt vững chãi sau đó lắp ráp các bộ phận trong máy khí dung sau đó nối nguồn điện.

Trước khi tiến hành khí dung cho người bệnh viêm phế quản cần rửa sạch tay, sau đó cho lượng thuốc đúng và đủ vào cốc đựng thuốc.

Sử dụng máy khí dung cho người bệnh viêm phế quản - Ảnh 4.

Trước khi tiến hành khí dung cho người bệnh viêm phế quản cần rửa sạch tay - Ảnh minh họa

Khi cho thuốc vào cốc đựng thuốc nên lưu ý không để lượng thuốc dưới 2,5ml nếu lượng thuốc ít hơn cần sử dụng thêm nước muối sinh lý để máy được hoạt động tốt hơn. Sau đó lắp cốc đựng thuốc vào máy và sử dụng cho người bệnh, cần lưu ý kiểm tra xem máy có tạo ra sương hay không?

Khi sử dụng máy khí dung cho người bệnh viêm phế quản cần cho người bệnh ngồi thẳng, điều này giúp đường dẫn khí thẳng, đồng thời phổi được giãn nở tối đa làm tăng hiệu quả điều trị khi sử dụng máy khí dung. Đối với trường hợp người bệnh sử dụng mặt nạ thì cần cho người bệnh đeo mặt nạ sát mặt để hít lượng khí tốt nhất.

Trong quá trình sử dụng máy khí dung cho người bệnh viêm phế quản, hướng dẫn người bệnh thở sâu và chậm qua miệng nếu có thể thì nín thở 2 – 3 giây trước mỗi lần thở ra, điều này giúp cho thuốc có thể lắng đọng ở đường hô hấp một cách tốt nhất.

Thuốc khí dung có thể gây một số tác dụng phụ cho người sử dụng, chính vì thế khi sử dụng máy khí dung cho người bệnh viêm phế quản cần chú ý theo dõi sát những tác dụng phụ này để điều trị được kịp thời. Nếu người bệnh cảm thấy bồn chồn, hoa mắt chóng mặt hay nổi mề đay cần ngừng thuốc để theo dõi và điều trị dị ứng nếu cần.

Thời gian khí dung cho người bệnh viêm phế quản thường là 5 -10 phút, tối đa là 15 phút, chỉ tắt máy khí dung khi không còn thấy sương phun ra nữa và máy phát ra âm thanh phù phù 'trống rỗng'. Sau đó tiến hành vệ sinh máy khí dung, do máy khí dung tạo môi trường ẩm nên chúng rất dễ bị ứ đọng vi khuẩn cũng như virus chính vì thế sau mỗi lần sử dụng cần tiến hành vệ sinh để máy không trở thành nguồn lây nhiễm các vi khuẩn vào đường hô hấp.


Tác giả: Phạm Thị Mai