Sử dụng đèn sưởi trong nhà tắm: Muốn an toàn cần tránh mắc phải những sai lầm nào?

Sử dụng đèn sưởi trong nhà tắm: Muốn an toàn cần tránh mắc phải những sai lầm nào?
Mùa đông khi nhiệt độ hạ thấp, hầu hết mọi gia đình đều có đèn sưởi trong nhà tắm đặc biệt những gia đình có con nhỏ, người cao tuổi. Vậy sử dụng đèn sưởi trong nhà tắm như thế nào mới là an toàn?

Thực tế, mùa đông không chỉ những năm về trước mà năm nãy cũng đã ghi nhận không ít trường hợp bị bỏng nặng do sử dụng đèn sưởi trong nhà tắm sai cách khiến đèn phát nổ. Ngoài ra, sử dụng đèn sưởi trong nhà tắm sai cách còn có thể gây hư hại cho thiết bị một cách nhanh chóng.

Từ đầu mùa đông đến nay, miền Bắc đã trải qua nhiều đợt nhiệt độ hạ thấp dưới 10 độ C, đặc biệt những khu vực miền núi nhiệt độ giảm thấp chỉ còn khoảng 5 đến 7 độ C. Thậm chí một số nơi nhiệt độ còn thấp hơn.

Do đó, đây cũng là nguyên nhân khi trời chuyển rét đậm rét hại nhiều gia đình lắp thêm đèn sưởi trong nhà tắm để khi không tắm không bị lạnh. Sử dụng đèn sưởi trong nhà tắm cũng tương tự với sử dụng đèn sưởi trong phòng. Đèn sưởi có tác dụng sưởi ấm rất tốt và được nhiều người sử dụng.

Đặc biệt những gia đình có các thành viên có sức đề kháng kém như trẻ nhỏ, người cao tuổi,... để tránh nguy cơ bị cảm lạnh. >> Trời lạnh có nên tắm cho trẻ sơ sinh không? Nguyên tắc tắm mùa đông cho trẻ là gì?

Chuyên gia đã đưa ra hướng dẫn sử dụng đèn sưởi trong nhà tắm an toàn. Muốn an toàn, cần tránh mắc những sai lầm sau:

1. Để đèn sưởi trong nhà tắm dính nước

Sai lầm đa số mọi gia đình khi sử dụng đèn sưởi trong nhà tắm đều mắc phải chính là để đèn sưởi bị dính nước.

Bản chất, nhà tắm vốn là khu vực ẩm ướt. Do đó, chỉ cần tiếp xúc với dây điện bị hở hoặc khi bị chuột cắn hay gián cắn có thể gây ra nguy cơ bị điện giật cho con người. Điều này vô cùng nguy hiểm.

Sử dụng đèn sưởi trong nhà tắm: Muốn an toàn cần tránh mắc phải những sai lầm nào? - Ảnh 2.

Lắp đèn sưởi nhà tắm cần duy trì khoảng cách an toàn từ 1,8m đến 2 tính từ vị trí nền nhà đến đèn sưởi tránh để đèn sưởi dính nước - Ảnh tipsmake

Chuyên gia cho biết rằng muốn bảo vệ đèn sưởi trong nhà tắm bền, hoạt động tốt thì tuyệt đối không để đèn sưởi trong nhà tắm bị dính nước. Chưa kể, nếu đèn sưởi trong nhà tắm dính nước thì hoạt động của đèn sưởi cũng như khả năng tỏa nhiệt của bóng đèn yếu đi.

Lưu ý khi sử dụng đèn sưởi trong nhà tắm tránh để đèn sưởi bị ướt:

- Muốn an toàn khi sử dụng đèn sưởi trong nhà tắm và không bị dính nước thì khi lắp đèn sưởi nhà tắm cần duy trì khoảng cách an toàn từ 1,8m đến 2 tính từ vị trí nền nhà đến đèn sưởi.

- Thêm nữa, cần để đèn sưởi cao hơn vòi hoa sen. Đây là cách đem lại hiệu quả giúp đèn sưởi trong nhà tắm hạn chế tiếp xúc với nước. Đồng thời cũng giúp đèn tạo ra hơi ấm thoải mái và đảm bảo an toàn hơn cho người sử dụng.

- Nên lắp tấm bảo vệ đèn.

- Thường xuyên kiểm tra dây điện đèn sưởi trong nhà tắm để tránh tình trạng dây điện bị rò rỉ, chập mạch mà hông được phát hiện ra.

2. Không kiểm tra và không vệ sinh đèn sưởi thường xuyên

Không chủ động kiểm tra và vệ sinh đèn sưởi trong nhà tắm thường xuyên là một trong những sai lầm mà hầu hết mọi người khi sử dụng đèn sưởi trong nhà tắm mắc phải.

Một trong những giải pháp an toàn nhất khi sử dụng đèn sưởi trong nhà tắm chính là kiểm tra và thực hiện vệ sinh đèn sưởi thường xuyên.

Sử dụng đèn sưởi trong nhà tắm: Muốn an toàn cần tránh mắc phải những sai lầm nào? - Ảnh 3.

Kiểm tra và thực hiện vệ sinh đèn sưởi thường xuyên giúp an toàn cho người sử dụng - Ảnh tipsmake

Đây cũng là biện pháp giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ bị giật điện, cháy nổ không đáng có. Trong quá trình kiểm tra đèn sưởi trong nhà tắm sẽ kịp thời phát hiện những hỏng hóc hoặc vấn đề về đèn hoặc dây điện an toàn bạn và các thành viên khác trong gia đình khi sử dụng đèn sưởi.

Muốn an toàn, khi sử dụng đèn sưởi trong nhà tắm cần thực hiện:

- Kiểm tra dây điện đèn sưởi định kỳ xem có bị hở, đứt hay không, nếu xuất hiện bất thường cần gọi người đến sửa lại hoặc thay thế bằng dây điện mới.

- Cần vệ sinh đèn sưởi tối thiểu 2 lần mỗi năm, đặc biệt là thời điểm trước mùa lạnh và lúc bắt đầu sử dụng đèn và sau khi kết thúc mùa lạnh không sử dụng đèn sưởi nữa.

3. Sử dụng đèn sưởi quá lâu

Khi tắm mùa đông, nhiệt độ nước ấm và đèn sưởi đủ ấm khiến hầu hết mọi người tắm lâu hơn, không muốn ra khỏi nhà tắm.

Các chuyên gia đã đưa ra cảnh báo và cho biết ghi nhận nhiều trường hợp người bệnh bị bỏng nặng do sử dụng đèn sưởi trong nhà tắm quá lâu.

Sử dụng đèn sưởi trong nhà tắm: Muốn an toàn cần tránh mắc phải những sai lầm nào? - Ảnh 4.

Sai lầm khi sử dụng đèn sưởi trong nhà tắm hầu hết mọi người đều mắc là sử dụng quá lâu - Ảnh tipsmake

Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến đèn sưởi cháy rất cao. Đặc biệt với môi trường trong phòng tắm, sử dụng đèn sưởi dễ gặp nước và dễ gây cháy nổ nguy hiểm cho người sử dụng.

Tuyệt đối không sử dụng đèn sưởi trong nhà tắm liên tục. Muốn an toàn, sau khi sử dụng xong cần tắt ngay thiết bị này.

4. Đèn sưởi làm tăng nguy cơ bị khô da, nứt nẻ

Thường chỉ thời tiết mùa đông, hanh khô đã khiến da khô và nứt nẻ. Chưa kể, tắm nước ấm cũng khiến da dễ nứt nẻ hơn. Ngoài ra, đèn sưởi cũng là một trong những nguyên nhân khiến da bị khô và nứt nẻ.

Đèn sưởi có các loại máy sưởi bức xạ hồng ngoại, đây là sản phẩm có thể làm khô da, khiến da nứt nẻ và khó chịu hơn trong mùa đông vì tia hồng ngoại mang nhiệt tác động trực tiếp lên bề mặt da.

Sử dụng đèn sưởi trong nhà tắm thông minh là không nên sử dụng đèn sưởi quá lâu. Chỉ nên tắm nước ấm vừa phải. Nên tắt đèn sưởi khi không sử dụng đến. Ngoài ra, sau khi tắm xong cần bôi kem dưỡng ẩm để phòng bệnh da vào mùa đông.


Tác giả: Nắng Mai