Stress và tiểu đường: Mối liên hệ mật thiết không ngờ

Stress và tiểu đường: Mối liên hệ mật thiết không ngờ
Cuộc sống căng thẳng gặp nhiều stress cũng khiến đường máu khó kiểm soát, vì vậy những người gặp nhiều stress có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Nhiều người cho rằng họ chỉ cần điều chỉnh lượng đường và tinh bột được nạp vào cơ thể hằng ngày đồng thời kết hợp với luyện tập thể dục là có thể kiểm soát được tiểu đường. Tuy nhiên họ không biết rằng cuộc sống căng thẳng gặp nhiều stress cũng khiến đường máu khó kiểm soát.

1. Stress và đường huyết liên quan như thế nào?

Các hoocmon cortisol và epinephrine tiết ra nhiều hơn khi stress xảy ra dẫn đến tăng lượng đường trong máu để cung cấp cho bạn nhiều năng lượng hơn. Đây là cơ chế phản ứng chống lại những bất lợi tấn công cơ thể bạn. 

Tuy nhiên, mặt trái của tăng đường máu đột biến này đó là sự mất kiểm soát lượng đường trong máu, nhất là khi cơ thể đã không có đủ insulin trương trường hợp bạn đang bị tiểu đường. Đó là lý do tại sao stress dưới mọi hình thức có thể góp phần làm tăng nồng độ đường trong máu của bạn.

2. Stress kéo dài dẫn đến những nguy cơ tiềm ẩn

Lượng đường trong máu quá cao dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm, bao gể ồm những rối loạn về thận, giảm thị lực, mạch máu, thần kinh bị tổn thương, các vết thương khó lành hơn dẫn đến nhiễm khuẩn nặng.

Các biến chứng về tim mạch cũng như đột quỵ cũng sẽ xuất hiện khi lượng đường không được kiểm soát.

stress-va-an-uong

Những thực phẩm chứa nhiều đường và chất béo được sử dụng như một chất làm giảm stress và không điều chỉnh được lượng thực phẩm nạp vào cơ thể. Tất cả những thay đổi về hành vi cùng với kém hoạt động thể chất sẽ làm cho bệnh đái tháo đường trở nên tồi tệ hơn.

3. Nhận biết sớm dấu hiệu tăng đường huyết do stress

Biểu hiện đặc trưng nhất của đường máu cao là mệt mỏi, đi tiểu nhiều, mờ mắt và khát nước. Đau bụng, buồn nôn có thể đi kèm theo các triệu chứng kể trên khi bệnh ở thể nặng hơn. 

Bạn nên đến gặp bác sĩ ngay nếu bị sốt cao và nôn mửa liên tục trong 24 giờ, lượng đường máu trên 250mg/dl trong hơn 24 giờ để chẩn đoán được chính xác bệnh và ngăn ngừa các biến chứng về sau.

4. Kiểm soát stress và đường huyết

Một số bước sau đây có thể giúp bạn kiếm soát được stress và đường máu của mình.

Khi bạn bị stress liên tục và kéo dài, đừng quên kiểm tra đường huyết và điều chỉnh chế độ ăn uống hay dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Nếu có sự thay đổi trong cuộc sống, hãy nói cho bác sĩ, bởi nó có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu của bạn. Dựa vào những điều bạn cung cấp. bác sĩ có thể đưa ra liệu trình phù hợp để điều trị.

yoga_1

Một số cách đơn giản giúp bạn giảm stress trong cuộc sống đó là đi bộ, tập những bài tập thư giãn như yoga, thiền định và tập hít thở. Bạn cũng có thể xem xét thực hiện một số bài tập thể dục như đạp xe, bơi lội... để quản lý tốt đường máu. Tập luyện tốt và thường xuyên cũng sẽ giúp làm giảm stress và cải thiện tâm trạng của bạn.

Đôi khi, cách tốt nhất để thoát khỏi stress là tìm cách nói và bộc lộ những nguyên nhân gây stress. Hãy tâm sự với người thân, những người bạn tin tưởng để cùng tìm ra hướng giải quyết. Điều này tốt hơn việc bạn tự giải quyết mọi việc trong bế tắc. 

Hành trang cho bản thân những kiến thức và cách đương đầu với bệnh tiểu đường. Bạn cũng nên sử dụng bộ theo dõi nhanh tại nhà để phát hiện nhanh thay đổi đường huyết. 

Giấc ngủ rất quan trọng trong việc cân bằng cuộc sống của bạn. Một giấc ngủ đủ giúp bạn thoải mái và thư thái. Tuy nhiên, việc ngủ quá nhiều cũng ảnh hưởng đến đường huyết và làm lượng đường trong máu tăng cao. Vì vậy, ngủ quá nhiều hay quá ít đều liên quan đến đường huyết của bạn.


Tác giả: HY