Bệnh sốt xuất huyết có lây không, lây theo đường nào? Mùa mưa, là thời điểm dịch sốt xuất huyết bùng phát. Nhiều người có người thân hoặc bạn bè mắc bệnh, thường e ngại, không dám tiếp xúc, vì nghĩ rằng đây là bệnh truyền nhiễm.
Sốt xuất huyết là bệnh do muỗi Aedes (muỗi vằn) gây ra, trong muỗi vằn có nhiễm virus Dengue, khi vào cơ thể muỗi virus này sẽ nhân lên và khi muỗi đốt virus sẽ được truyền vào cơ thể người gây ra bệnh sốt xuất huyết.
Sốt xuất huyết có lây không, lây theo đường nào (nguồn internet)
Muỗi đẻ trứng và phát triển rất nhanh trong điều kiện thời tiết ẩm ướt, nhiều ao tù, nước đọng. Virus Dengue lây truyền cho trứng, trứng muỗi trở thành loăng quăng và sau đó trở thành muỗi, muỗi này đi đốt người sẽ làm lây truyền bệnh sốt xuất huyết.
Sốt xuất huyết là bệnh lây truyền qua đường máu, theo đường muỗi đốt. Chính vì vậy, khi người khỏe mạnh tiếp xúc trực tiếp với người bệnh trong sinh hoạt hằng ngày, không thể bị lây truyền. Nhưng khi bị muỗi có chứa máu của người bệnh đốt, thì khả năng lây truyền rất cao.
Quan hệ tình dục, sốt xuất huyết có lây không? Theo các chuyên gia về sức khỏe, quan hệ tình dục không làm lây nhiễm sốt xuất huyết. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, người bệnh sức khỏe suy giảm, không nên quan hệ trong thời gian này. Người bệnh cần bổ sung dinh dưỡng và nghỉ ngơi thật nhiều.
Vậy dính máu của người bệnh, sốt xuất huyết có lây không? Chẳng may dính máu của người bệnh vào vết thương hở, thì có thể lây nhiễm bệnh. Người bệnh sốt xuất huyết cần ở trong phòng kín, không có muỗi, để tránh làm lây nhiễm bệnh cho những người xung quanh.
Ngoài ra, người thân không nên dùng chung bàn chải đánh răng hoặc những dụng cụ vệ sinh cá nhân có thể lây truyền máu. Bởi khi mắc sốt xuất huyết, niêm mạc rất dễ bị tổn thương, khi đánh răng sẽ rất dễ gây chảy máu chân răng, nếu dùng chung bàn chải đánh răng với người bệnh, khả năng lây truyền sẽ rất cao.
Bên cạnh việc sốt xuất huyết có lây không thì câu hỏi về những triệu chứng điển hình khi mắc bệnh, cũng được rất nhiều người quan tâm, khi mà trong thời gian dịch bệnh bùng phát.
Sốt xuất huyết trong 3 ngày đầu, người bệnh sẽ có triệu chứng sốt cao, có thể lên tới 40 độ C. Tuy nhiên, cơn sốt có thể giảm nhanh, nhưng lại dễ tái phát. Việc cắt sốt dứt điểm trong giai đoạn này là hết sức khó khăn. Nếu qua 3 ngày, triệu chứng sốt không suy giảm, thì nên đưa bệnh nhân đến bệnh viện gấp.
Từ ngày thứ 4 sau khi phát sốt, sẽ là giai đoạn nguy hiểm nhất của bệnh. Lúc này triệu chứng sốt đã thuyên giảm, đây cũng là thời điểm bệnh nhân mắc thể nhẹ sẽ dần hồi phục, nhưng bệnh nhân mắc thể nặng sẽ rơi vào tình trạng nguy hiểm hơn.
Thể bệnh nặng, biến chứng nguy hiểm như sốc: người bệnh buồn nôn, mệt lả, tiểu ít, chán ăn, với trẻ nhỏ có thể bỏ bú, gây suy giảm chức năng gan, thận,...; biến chứng giảm tiểu cầu thường kèm theo triệu chứng: chảy máu chân răng, xuất huyết dưới da, viêm niêm mạc, đi cầu ra máu, viêm não,...
Điều trị sốt xuất huyết: Hiện nay vẫn chưa có một loại thuốc đặc hiệu nào điều trị được bệnh sốt xuất huyết và chưa thể xét nghiệm được chính xác người bệnh có mắc sốt xuất huyết trong thời gian 3 ngày đầu hay không?
>>> Đọc thêm: Sốt xuất huyết bao lâu thì khỏi?
Tuy nhiên, để điều trị bệnh này, bác sĩ dựa sẽ dựa trên các chỉ số khác và tình trạng sức khỏe người bệnh để đưa ra phác đồ điều trị bệnh riêng biệt. Đừng quá lo lắng khi không may nhiễm virus sốt xuất huyết, hãy bổ sung cho mình thêm nhiều kiến thức để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cả gia đình bạn nhé!