- Phát ban là hiện tượng trên da xuất hiện các đốm tròn nhỏ màu hồng. Phát ban được gây ra bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Sốt virus có thể gây phát ban.
- Phát ban do sốt virus gây ra là bởi phản ứng miễn dịch với virus hoặc do virus làm hỏng tế bào da, khiến cho da bị tổn thương, và biểu hiện ra ngoài là xuất hiện các đốm nhỏ màu hồng.
- Các nốt ban thường xuất hiện đột ngột, lan nhanh ra toàn thân sau đó biến mất trong vài ngày.
- Các nốt phát ban do sốt virus thường xuất hiện ở toàn thân, đặc biệt nhiều ở cánh tay, chân và vùng bụng.
- Phát ban do sốt virus thường gặp ở trẻ em hơn người lớn.
Hiện tượng phát ban do sốt virus là vấn đề thường gặp và không đáng lo lắng. Phát ban có thể gây ngứa hoặc châm chích nhưng khá lành tính, không gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Triệu chứng phát ban thường xuất hiện ở giai đoạn sau của bệnh, khi bệnh sốt virus gần hết. Do đó, có thể coi, phát ban là dấu hiệu sốt virus đang được đẩy lùi, bệnh nhân sắp khỏi bệnh. Và các nốt phát ban này sẽ tự biến mất trong 2 - 3 ngày mà không cần can thiệp điều trị.
Tuy nhiên, khi xuất hiện các triệu chứng bất thường, bệnh nhân cần cảnh giác, bởi các nốt ban có thể không đơn giản là phát ban do sốt virus. Có rất nhiều dạng phát ban nguy hiểm. Ví dụ như phát ban do sởi, rubella, ban đào, bệnh tay - chân - miệng, thủy đậu, zi-ka, sốt xuất huyết,.... Đây là những căn bệnh rất nguy hiểm, tiến triển nhanh, cần được can thiệp sớm.
- Uống nhiều nước, ăn đồ mát để các nốt phát ban do sốt virusnhanh lặn hơn.
- Mặc thoáng, tránh ra mồ hôi để giảm nguy cơ nhiễm trùng da từ các nốt phát ban
- Có thể chườm mát để giảm ngứa và châm chích.
- Tránh gãi vào vùng da bị phát ban do sốt virus, sẽ khiến tăng cảm giác đau và dẫn đến nhiễm trùng da.
- Không nên tắm bằng các loại lá hoặc thuốc nam không rõ nguồn gốc, có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng da. Tốt nhất nên tắm bằng nước sạch với các loại sữa tắm dịu nhẹ.
- Không bôi bất cứ loại kem và loại thuốc nào. Nếu muốn sử dụng kem bôi tại chỗ để giảm ngừa và khó chịu, hãy tham khảo trước ý kiến của bác sĩ.
- Thường xuyên kiểm tra các nốt phát ban để phát hiện những bất thường, từ đó can thiệp kịp thời.
- Nếu các nốt phát ban đã xuất hiện trên 3 ngày mà không có dấu hiệu giảm bớt, thậm chí xuất hiện trầm trọng hơn.
- Bệnh nhân đã phát ban nhưng triệu chứng sốt không thuyên giảm, vẫn sốt cao và sốt liên tục.
- Đối tượng có hệ miễn dịch yếu, trẻ sơ sinh, người cao tuổi, nên đến bệnh viện khám và theo dõi các nốt ban.
- Các nốt phát ban do sốt virus có dấu hiệu bị nhiễm trùng da. Ví dụ như nốt phát ban chuyển sang màu đỏ sẫm hoặc thâm lại, nứt hở bề mặt da, các nốt ban rò rỉ dịch,...
- Khi các nốt phát ban gây đau, ngứa hoặc châm chích dữ dội, khiến bệnh nhân khó chịu, ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và đời sống.
- Bệnh nhân nên đến bệnh viện khám bất cứ khi nào nếu cảm thấy lo lắng, bất an, hoặc khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường.
Sốt virus gây ra nhiều triệu chứng, trong đó có phát ban. Mặc dù phát ban do sốt virus không gây nguy hiểm nhưng vẫn cần theo dõi sát sao để phòng tránh nhiễm trùng, hoặc các biến chứng nguy hiểm khác. Điều quan trọng là bệnh nhân cần được nghỉ ngơi và chăm sóc khoa học để đẩy nhanh quá trình chữa bệnh.
Nguồn dịch:
https://www.healthline.com/health/rashes-with-viruses#symptoms