Sốt rét run ở người lớn nên làm gì? Những điều cần biết về bệnh sốt rét

Sốt rét run ở người lớn nên làm gì? Những điều cần biết về bệnh sốt rét
Sốt rét là căn bệnh nguy hiểm không chỉ làm ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc của người bệnh mà nghiêm trọng hơn còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm và ảnh hưởng đến tính mạng nếu không được chữa trị kịp thời. Vậy khi bị sốt rét run ở người lớn nên làm gì?

Sốt rét là căn bệnh nguy hiểm không chỉ làm ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc của người bệnh mà nghiêm trọng hơn còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm và ảnh hưởng đến tính mạng nếu không được chữa trị kịp thời. Vậy khi bị sốt rét run ở người lớn nên làm gì? Nội dung bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có được câu trả lời tường tận cho câu hỏi này.

Tìm hiểu về bệnh sốt rét

Bệnh sốt rét là gì?

Sốt rét là một căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng, thường lây truyền qua vết đốt của muỗi Anopheles bị nhiễm bệnh. Muỗi nhiễm bệnh mang ký sinh trùng Plasmodium. Khi bị muỗi đốt, ký sinh trùng sẽ được giải phóng vào máu và gây bệnh. Các ký sinh trùng này khi xâm nhập vào máu sẽ dần dần phá vỡ hồng cầu khiến cơ thể người bệnh suy nhược do thiếu máu trầm trọng từ đó dẫn đến tử vong.

Bệnh sốt rét thường phổ biến ở các vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới - nơi có điều kiện thuận lợi để ký sinh trùng phát triển. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong năm 2016, ước tính có khoảng 216 triệu trường hợp mắc bệnh sốt rét ở 91 quốc gia.

Sốt rét run ở người lớn nên làm gì? Những điều cần biết về bệnh sốt rét - Ảnh 1.

Sốt rét là một căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng, thường lây truyền qua vết đốt của muỗi Anopheles bị nhiễm bệnh. (Ảnh: Internet)

Nguyên nhân gây ra bệnh sốt rét

Bạn có thể bị nhiễm bệnh sốt rét nếu bị muỗi nhiễm ký sinh trùng Plasmodium đốt. 

Có bốn loại ký sinh trùng sốt rét có thể lây nhiễm sang người, bao gồm: Plasmodium vivax, P. ovale, P. malariae và P. falciparum. Trong đó, ký sinh trùng P. falciparum gây ra bệnh sốt rét nghiêm trọng nhất và người mắc dạng bệnh sốt rét này cũng có nguy cơ tử vong cao nhất. 

Bên cạnh đó, người mẹ khi mang thai bị nhiễm bệnh sốt rét cũng có thể truyền bệnh cho con khi sinh. Đây được gọi là bệnh sốt rét bẩm sinh.

Ngoài ra, do sốt rét lây truyền qua đường máu, nên căn bệnh này cũng có thể lây truyền qua:

- cấy ghép nội tạng

- truyền máu

- sử dụng chung kim tiêm hoặc ống tiêm

Đọc thêm: Tìm hiểu nguyên nhân vì sao bệnh sốt rét hay xảy ra ở miền núi?

Triệu chứng của bệnh sốt rét

Các triệu chứng của bệnh sốt rét thường xuất hiện trong vòng 10 ngày đến 4 tuần sau khi nhiễm bệnh. Trong một số trường hợp, các triệu chứng có thể không xuất hiện trong vòng vài tháng. Một số ký sinh trùng sốt rét có thể xâm nhập vào cơ thể nhưng sẽ không hoạt động trong thời gian dài.

Các triệu chứng phổ biến của bệnh sốt rét bao gồm:

- ớn lạnh, run rẩy có thể từ trung bình đến nặng

- sốt cao

- ra mồ hôi

- đau đầu

- buồn nôn

- nôn mửa

- đau bụng

- tiêu chảy

- thiếu máu

- đau cơ

- co giật

- hôn mê

- phân có máu

Biến chứng của bệnh sốt rét

Sốt rét có thể gây ra một số biến chứng đe dọa đến tính mạng như:

- sưng mạch máu não hoặc sốt rét thể não

- tích tụ chất lỏng trong phổi gây ra các vấn đề về hô hấp hoặc phù phổi

- suy thận, gan hoặc lá lách

- thiếu máu do các tế bào hồng cầu bị phá hủy

- lượng đường trong máu thấp (có thể dẫn đến hôn mê hoặc tử vong)

Điều trị bệnh sốt rét

Sốt rét run ở người lớn nên làm gì?

Khi có các triêu chứng nghi ngờ mắc sốt rét, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán và kê đơn thuốc phù hợp. Người bị bệnh sốt rét không nên tự điều trị tại nhà vì các loại thuốc giúp hạ sốt rét và điều trị sốt rét đều là thuốc kê đơn dựa vào loại ký sinh trùng gây bệnh, vùng nhiễm bệnh… Mà để xác định được ký sinh trùng gây bệnh, người bệnh cần được xét nghiệm máu.

Sốt rét run ở người lớn nên làm gì? Những điều cần biết về bệnh sốt rét - Ảnh 2.

Khi có các triêu chứng nghi ngờ mắc sốt rét, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán và kê đơn thuốc phù hợp.

Sốt rét có thể đe dọa đến tính mạng, đặc biệt nếu bạn bị nhiễm ký sinh trùng P. falciparum. Để điều trị bệnh, bạn sẽ có thể cần nằm viện và bác sĩ sẽ kê đơn thuốc dựa trên loại ký sinh trùng gây bệnh. 

Nếu trong trường hợp ký sinh trùng kháng thuốc, bác sĩ có thể sẽ chỉ định sử dụng nhiều loại thuốc hoặc thay đổi hoàn toàn các loại thuốc để điều trị tình trạng của bạn.

Ngoài ra, một số loại ký sinh trùng sốt rét, chẳng hạn như P. vivax và P. ovale có thể ký sinh ở gan trong thời gian dài và gây tái phát bệnh. Nếu bạn được phát hiện có một trong những loại ký sinh trùng sốt rét này, bạn sẽ được cho dùng loại thuốc nữa phù hợp để ngăn ngừa tái phát trong tương lai.

Cách phòng tránh bệnh sốt rét

Nếu bạn sống ở hoặc đang đi du lịch đến một khu vực có nguy cơ mắc bệnh sốt rét cao, bạn có thể thực hiện các việc làm dưới đây để phòng tránh bệnh:

- Vệ sinh nơi ở sạch sẽ, tránh để muỗi có nơi trú ngụ

- Mặc quần áo dài tay 

- Ngủ trong màn

- Bôi thuốc chống côn trùng lên da

- Phun thuốc diệt muỗi hoặc dùng tinh dầu đuổi muỗi,...

Hy vọng những thông tin chia sẻ trong bài viết đã giúp bạn có được lời giải đáp cho câu hỏi “sốt rét run ở người lớn nên làm gì”. Khi có triệu chứng hoặc nghi ngờ mắc bệnh sốt rét, bạn nên đi khám bác sĩ ngay để có biện pháp can thiệp, chữa trị kịp thời. Thêm vào đó, để phòng tránh bệnh sốt rét, bạn nên giữ gìn không gian sống sạch sẽ và thực hiện các biện pháp phòng bệnh như đã được đề cập ở trên để ngăn muỗi đốt gây bệnh.

(Link các bài tham khảo)

https://www.cdc.gov/malaria/about/faqs.html

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/malaria/symptoms-causes/syc-20351184

https://www.nhs.uk/conditions/malaria/prevention/

https://www.healthline.com/health/malaria

 

Tác giả: Phạm Trang