Sốt rét Châu Phi đã “du nhập” vào Việt Nam nguy hiểm như thế nào?

Sốt rét Châu Phi đã “du nhập” vào Việt Nam nguy hiểm như thế nào?
Thời gian vừa quan, Việt Nam đã ghi nhận những ca bệnh nhiễm sốt rét Châu Phi, đây là những trường hợp trở về nước sau thời gian làm tại tại các nước Châu Phi. Vậy bệnh sốt rét này nguy hiểm như thế nào? Dấu hiệu nào có thể phát hiện nếu khi nhiễm bệnh?

Theo tổ chức y tế thế giới, cứ mỗi phút lại có một trẻ em bị chết vì sốt rét ở Châu Phi. Trong 10 trường hợp tử vong do sốt rét xảy ra trên lục địa Châu Phi thì có đến 78% trường hợp tử vong xảy ra ở trẻ em dưới 5 tuổi. Có thể nói sốt rét là căn bệnh nguy hiểm với mọi lứa tuổi nhưng nguy hiểm nhất đối với trẻ em.

Bệnh sốt rét này đã "du nhập" vào Việt Nam. Nếu lơ là, chủ quan có thể dẫn tới bùng phát dịch bệnh, khó kiểm soát. Vì vậy, mọi người cần trang bị cho bản thân những thông tin hữu ích về cách phòng tránh và điều trị. 

1. Bệnh sốt rét là gì? 

Sốt rét xảy ra khi cơ thể bị nhiễm ký sinh trùng Plasmodium, loại ký sinh trùng này truyền nhiễm bệnh cho người thông qua muỗi cái Anophen khi chích vào máu. Sau đó, ký sinh trùng sẽ xâm nhập vào tế bào gan và bắt đầu phát triển. Đến khi các tế bào gan bị phá vỡ, ký sinh trùng lại tiếp tục xâm nhập vào các tế bào hồng cầu.  

Thời gian ủ bệnh của bệnh sổt rét thường kéo dài từ 9 đến 12 ngày, nhưng cũng có trường hợp có thể ủ bệnh ít hoặc dài ngày hơn. Bệnh sốt rét đặc biệt nguy hiểm với trẻ em, có thể gây mất máu hoặc tổn thương não, sau khi khỏi bệnh có nguy cơ suy giảm thần kinh và nhận thức, rối loạn hành vi. 

Sốt rét Châu Phi đã “du nhập” vào Việt Nam nguy hiểm như thế nào? - Ảnh 2.

Sốt rét do nhiễm ký sinh trùng Plasmodium lây truyền từ muỗi (Ảnh: Internet)

Con người sẽ không có miễn dịch hoặc miễn dịch ngắn, nên một người có thể bị tái nhiễm sốt rét nhiều lần. Có 2 loại sốt rét:

- Sốt rét thông thường: Chủ yếu người bệnh sẽ bị sốt cao vài ngày, cảm thấy ớn lạnh rồi nóng vã mồ hôi. 

- Sốt rét ác tính: Loại sốt này có thể gây ra biến chứng ở nhiều bộ phận như: 

+ Sốt rét biến chứng thể não: làm cho người bệnh rối loạn ý thức, sốt cao liên tục, đau đầu dữ dội, ...

 Sốt rét biến chứng đái huyết cầu tố: gây ra các triệu chứng như suy thận, truỵ tim.

+ Sốt rét biến chứng thể giá lạnh: người bệnh có thể bị tụt huyết áp, da tái xanh. toàn thân trở nên lạnh, đổ nhiều mồ hôi, nhức đầu.

+ Sốt rét biến chứng thể tiêu hóa: đau bụng, buồn nôn, hoặc tiêu chảy, thân nhiệt hạ thấp là những triệu chứng điển hình. 

+ Sốt rét biến chứng thể gan mật: người bệnh bị vàng da, vàng mắt, phân và nước tiểu cũng chuyển thành màu vàng.

Đọc thêm: 

Sốt rét run ở người lớn nên làm gì? Những điều cần biết về bệnh sốt rét

WHO cảnh báo 14 bệnh lây truyền từ động vật sang người: có những con đường lây lan nào?

2. Dấu hiệu nhận biết sốt rét Châu Phi

Bệnh sốt rét Châu Phi có dấu hiệu giống với các bệnh cúm mùa, covid-19, sốt xuất huyết, nhiễm trùng tiết niệu, …, cụ thể:

- Sốt cao, chủ yếu sốt về buổi tối

- Rét run thành từng cơn

- Sau cơn sốt vã mồ hôi nhiều

- Nôn hoặc buồn nôn

- Đau đầu

Sốt rét Châu Phi đã “du nhập” vào Việt Nam nguy hiểm như thế nào? - Ảnh 3.

Dấu hiệu của sốt rét khá giống với cảm cúm, sốt xuất huyết, ... (Ảnh: Internet)

Vì triệu chứng không điển hình nên dễ nhầm lẫn, vì vậy nhiều trường hợp có thể bị bỏ sót. Cách chẩn đoán chính xác nhất đó là đến bệnh viện làm xét nghiệm.

3. Sốt rét Châu Phi nguy hiểm như thế nào?

Nếu như bệnh sốt rét được phát hiện kịp thời sẽ dễ dàng điều trị, hồi phục nhanh, không trở nặng, không để lại di chứng, ...

Tuy nhiên nếu không điều trị sớm, để bệnh tiến triển sâu mới phát hiện sẽ gây ra sốt rét ác tính. Gây ra tình trạng sốt cao liên tục, hôn mê sau 3 đến 5 ngày, suy đa phủ tạng (gan, thận, phổi,..) hoặc thiếu máu, co giật, hạ đường huyết, có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Như một số trường hợp đi từ Châu Phi về, xuất hiện tình trạng sốt cao liên tiếp nhưng không phát hiện ra bệnh. Đến khi tình trạng trở nặng mới được phát hiện, nguy hiểm hơn cả có những trường hợp đang mang thai.

4. Bệnh sốt rét có lây không?

Bệnh sốt rét không lây qua đường hô hấp, không khí mà lây qua 4 con đường sau: 

- Lây qua muỗi Anophen, đây là phương thức lây truyền chủ yếu

- Lây do truyền máu có nhiễm ký sinh trùng sốt rét, tuy nhiên trường hợp này rất hi hữu

- Mẹ truyền sang con do nhau thai bị tổn thương (hiếm gặp)

- Do dùng chung kim tiêm với người nhiễm ký sinh trùng Plasmodium

Sốt rét Châu Phi đã “du nhập” vào Việt Nam nguy hiểm như thế nào? - Ảnh 4.

Đường lây bệnh sốt rét chủ yếu qua muỗi Anophen (Ảnh: Internet)

Con đường lây khó kiểm soát nhất qua muỗi Anophen, mà loại muỗi này có thể truyền bệnh suốt cuộc đời của chúng. Vì vậy, dù trong môi trường nào, thời gian nào, điều kiện thời tiết ra sao mọi người cần cẩn trọng, phòng tránh loại muỗi này. 

5. Cần lưu ý những gì khi sốt rét Châu Phi đã du nhập vào Việt Nam

Theo các bác sĩ, bệnh sốt rét hoàn toàn có thể phòng ngừa. Để phòng tránh sốt rét thành dịch bệnh, chúng ta có thể chủ động thực hiện một số biện pháp sau:

- Chủ động khai báo nếu đi về từ vùng có dịch. Vì triệu chứng sốt rét dễ nhầm lẫn nên khi khi khai báo, địa phương vừa có thể phòng dịch, người bệnh lại được phát hiện điều trị kịp thời.

- Khi ngủ nên để màn, muỗi Anophen là vật truyền nhiễm trung gian nên cần phòng ngừa không để muỗi đốt.  

- Phun khử muỗi định kỳ, không để chum, chậu nước lâu ngày xung quanh nhà vì điều kiện này thuận lợi cho sự phát triển của muỗi. 

Bệnh sốt rét tương đối nguy hiểm, trước nguy cơ sốt rét Châu Phi "xâm nhập" vào Việt Nam, mọi người cần chủ động phòng tránh. Nếu có những dấu hiệu sốt nhưng không tìm ra nguyên nhân, nên đến bệnh viện để xét nghiệm và chẩn đoán. 

https://suckhoehangngay.vn/sot-ret-chau-phi-da-du-nhap-vao-viet-nam-nguy-hiem-nhu-the-nao-2022061708574893.htm
Tác giả: Vân Anh