Sốt không hạ - Triệu chứng sốt virus điển hình

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Sốt không hạ - Triệu chứng sốt virus điển hình
Sốt có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra như nhiễm khuẩn, nhiễm virus, nhiễm nấm, hoặc do ảnh hưởng từ các bệnh lý khác. Tuy nhiên, nếu sốt không hạ, sốt không đáp ứng với các loại thuốc hạ sốt thì có thể coi là triệu chứng sốt virus.

1. Sốt không hạ - Triệu chứng sốt virus điển hình

Sốt là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi gặp các tác nhân gây bệnh như virus. Nó được coi là phản ứng có lợi. Bởi khi sốt, nhiệt độ cơ thể tăng cao, sẽ phá hủy các protein trong virus để tiêu diệt và ức chế virus nhân lên. Đây là cơ chế chữa bệnh tự nhiên của cơ thể.

Đối với người khỏe mạnh, nhiệt độ cơ thể duy trì khoảng 37 độ C. Khi nhiệt độ đo ở miệng từ 37,8 độ C trở lên được coi là sốt.

Đối với sốt virus, triệu chứng sốt có các đặc trưng như:

- Sốt cao đột ngột, có thể từ 39 - 41 độ C, sốt li bì. Sốt quá cao có thể gây co giật, ảo giác và nhầm lẫn, nguy hiểm tới tính mạng.

- Các cơn sốt thường kéo dài và liên tục nên người bệnh thường cảm thấy khô họng và háo nước.

- Các cơn sốt xảy ra ở cùng 1 khoảng thời gian trong ngày, thường trở nặng vào chiều và đêm.

- Sốt cao, người nóng ran, nhưng bệnh nhân thường có cảm giác ớn lạnh.

- Sốt không hạ, không giảm sốt dù có dùng thuốc. Sốt virus thường ít đáp ứng với các thuốc hạ sốt thông thường như paracetamol. Người bệnh có thể cần phải sử dụng đến những loại thuốc giảm sốt nặng hơn như acetaminophen, aspirin hoặc ibuprofen. Tuy nhiên những người dưới 18 tuổi không nên dùng aspirin do có nhiều rủi ro.

- Người bệnh thường sốt cao khoảng 3 - 5 ngày, sau đó nhiệt độ các cơn sốt giảm dần.

Sốt là triệu chứng sốt virus không đánh lo ngại. Sốt cao sẽ khiến cho người bệnh bị mệt mỏi, kệt sức, nhưng sẽ nhanh chóng hồi phục sau khi hết bệnh. Khi bị sốt nhẹ, bạn có thể bình tĩnh để cơ thể tự chiến đấu với virus. Nhưng nếu sốt cao trên 39 độ, sốt không hạ, sốt li bì, hoặc xuất hiện dấu hiệu co giật thì bạn nên gọi bác sĩ, để tránh những biến chứng xấu.

2. Các triệu chứng sốt virus khác

- Thường bị đau cơ, đau khớp, cơ thể mệt mỏi, li bì khiến bệnh nhân cảm thấy nặng nề, trì trệ, không muốn vận động

- Đau đầu, chóng mặt.

- Virus thường tấn công và xâm nhập từ mũi và họng nên sẽ xuất hiện các triệu chứng viêm đường hô hấp như ho, chảy nước mũi, hắt hơi, đôi khi nổi hạch ở cổ.

- Rối loạn tiêu hóa là triệu chứng sốt virus xuất hiện cùng hoặc sau dấu hiệu sốt vài ngày. Bệnh nhân thường bị tiêu chảy, phân lỏng, phân có chất nhày, nhưng phân không có máu.

- Nôn nhiều, nôn liên tục, đặc biệt là sau khi ăn. Nguyên nhân là do virus tấn công vùng họng, gây sưng và viêm, khiến cho bệnh nhân chán ăn, gặp khó khăn trong nhai nuốt và tiêu hóa thức ăn.

- Có thể bị viêm kết mạc, chảy nước mắt, có nhiều ghèn mắt, đau và đỏ mắt nếu như virus tấn công và xâm nhập qua đường mắt. Đây là triệu chứng sốt virus ít gặp.

- Sau khi hết sốt thì da nổi phát ban. Thường phát ban 1 - 2 ngày rồi tự lặn mà không để lại sẹo.

Các triệu chứng của sốt siêu vi sẽ khiến cho bệnh nhân cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, cáu kỉnh, đau nhức. Triệu chứng sốt virus ở mỗi bệnh nhân sẽ khác nhau, và các triệu chứng bổ sung có thể thay đổi dựa trên virus gây bệnh tiềm ẩn.

Những triệu chứng sốt virus thường chỉ kéo dài 4 - 7 ngày, sau đó tự biến mất. Tuy nhiên nếu các triệu chứng sốt virus kéo dài, bệnh nhân bị sốt quá cao thì cần phải được chăm sóc y tế. Sốt virus rất khó để phòng tránh, bởi virus dễ lây lan và tồn tại phổ biến trong môi trường. Tuy nhiên, bạn có thể hạn chế bằng cách rửa tay thường xuyên, vệ sinh thân thể và nơi ở sạch sẽ, ít đến những nơi đông người, không chạm vào các vật dụng công cộng,....


Tác giả: Mai Nhung