Khi bị sốt do cúm A cần theo dõi kỹ ở nhóm đối tượng đặc biệt là người cao tuổi (> 65 tuổi), phụ nữ mang thai và trẻ em dưới 5 tuổi, nhất là dưới 2 tuổi và nhóm có bệnh lý nền bởi biến chứng cúm A với người miễn dịch yếu có thể dẫn tới tử vong. Sốt do cúm A thường khó phân biệt với các loại sốt do virus khác, tuy nhiên, xét về thời gian thì sốt cao do cúm A thường kéo dài hơn.
Các chủng phổ biến thường gặp của virus Cúm A là H1N1, H5N1, H2N3 và H7N9. Thời gian ủ bệnh của bệnh cúm A khá nắng và người nhiễm virus có thể khởi phát các triệu chứng sau khi virus xâm nhập vào cơ thể từ 1 - 5 ngày.
Cúm A là bệnh lây qua đường hô hấp do tiếp xúc trực tiếp với giọt bắn từ người mang mầm bệnh chẳng hạn như ho, hắt hơi,... hoặc tiếp xúc với các bề mặt có chứa virus mà không rửa tay. Theo thống kê thì thời gian tồn tại của virus cúm A tại các bề mặt như sau:
- Tay nắm cửa, bề mặt bàn,… trong khoảng 48 tiếng
- Trong lòng bàn tay khoảng 5 phút
- Trên quần áo khoảng 8 tới 12 tiếng
- Trong môi trường nước, loại virus này có thể sống tới 4 ngày với điều kiện nhiệt độ 22oC và thậm chí là virus cúm A có thể tồn tại tới 30 ngày nếu như nhiệt độ nước ở 0oC.
Sau thời gian ủ bệnh thì biểu hiện thường thấy khi nhiễm cúm A thường thấy là ho, ngạt mũi, chảy mũi, sốt, đau họng và đau nhức cơ thể hoặc kèm theo mệt mỏi.
Ngoài thời gian ủ bệnh thì thời gian dễ lây truyền virus cho người khác là từ 1 - 2 ngày trước khi bệnh có các dấu hiệu khởi phát và 5 ngày sau khi các triệu chứng bắt đầu hay khi người bệnh hết sốt. Tuy vậy thì do lượng virus càng về sau càng giảm nên khả năng lây nhiễm sẽ thấp hơn so với những ngày đầu.
Đọc thêm:
+ 6 loại rau tốt cho hệ miễn dịch bạn nên ăn hàng ngày
+ Mách bạn cách chữa cảm cúm bằng tỏi hiệu quả nhanh
Nhưng, với những bệnh nhân có hệ miễn dịch kém thì thời gian mà có thể lây nhiễm virus cúm A có thể lên tới vài tuần.
Thường thì sốt do cúm sẽ kéo dài từ 5 - 7 ngày và đa phần mọi người đều cảm thấy mệt mỏi ở tuần đầu tiên khi nhiễm bệnh.
Sau đó là thời gian hồi phục. Tuy ở các trường hợp nhẹ bệnh cúm có thể tự khỏi mà không có các triệu chứng đáng kể, nhưng trường hợp nặng của cúm A có thể gây ra biến chứng đe dọa tới sức khỏe chẳng hạn như nhiễm trùng tai, tiêu chảy, chóng mặt, đau bụng, tức ngực, hen suyễn cấp, viêm phổi, viêm phế quản và các vấn đề về tìm mạch.
Vì thế nếu như sau 1 tuần mà các triệu chứng cúm A của bạn không được cải thiện thì cần nhanh chóng thăm khám với bác sĩ.
Nhìn chung cách hạ sốt khi bị cúm A cũng tương tự như bị cúm bao gồm các phương pháp như sử dụng thuốc hạ sốt là paracetamol theo chỉ định, lau ấm, mặc quần áo thoáng mát và chú ý bù nước cũng như điện giải cho người bệnh.
Lưu ý không hạ sốt bằng Aspirin vì có thể dẫn tới hội chứng Reye nguy hiểm.
Nếu như người bệnh bị sốt cao liên tục không hạ và không đáp ứng với các biện pháp hạ sốt bao gồm uống thuốc kèm theo các biểu hiện như mệt mỏi, không ăn uống được, ho khạc có đờm nhiều, bị mê man, li bì thậm chí rối loạn ý thức như mê sảng hay tiêu chảy dẫn tới mất nước liên tục, không uống bù điện giải được thì cần nhanh chóng cho người bệnh tới cơ sở y tế gần nhất.
Nếu bệnh nhân cúm A bị sốt kéo dài, không được hạ sốt kịp thời, đặc biệt là ở trẻ em có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Rối loạn thần kinh như mơ hồ, mê sảng, nói sảng và thậm chí là hôn mê
- Bị đau nhức đầu dữ dội kèm theo phát ban tím hoặc đỏ trên da
- Co giật
- Co thắt cơ
- Đau bụng
- Đổ mồ hô nhiều (hay còn gọi là vã mồ hôi)
- Tim đập nhanh, rối loạn nhịp thở như khó thở, thở gấp
- Tụt huyết áp
- Nhiệt độ cơ thể tăng cao hơn 40 độ hoặc bị hạ thân nhiệt xuống dưới 35 độ C
- Mất nước
- Tổn thương phổi dẫn tới suy hô hấp hoặc các bệnh kế phát như viêm phổi, viêm xoang bội nhiễm thậm chí là sốc nhiễm khuẩn và suy đa tạng.
Ngoài ra, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh CDC Hoa Kỳ thì người lớn nếu bị cúm nên đi cấp cứu ngay lập tức nếu gặp phải các dấu hiệu sau:
- Khó thở hoặc thở gấp
- Đau ngực hoặc bụng hoặc bị tức ngực, nặng ngực
- Đột ngột bị hoa mắt, chóng mặt và có xu hướng nghiêm trọng
- Ngất xỉu
- Bồn chồn
- Nôn mửa dữ dội và liên tục
- Những triệu chứng cúm biến mất rồi sau đó đột ngột xuất hiện kèm theo ho và sốt nặng hơn.
Còn với trẻ sơ sinh và trẻ em, khi bị cúm nếu có các biểu hiện sau đây cũng cần thăm khám cấp cứu gấp:
- Thở không đều, khó thở hoặc thở nhanh
- Da xanh xao
- Không uống đủ chất lỏng
- Trẻ bơ phờ, mệt mỏi, mê man, ngủ li bì
- Khóc không có nước mắt
- Các triệu chứng cúm biến mất nhưng sau đó xuất hiện kèm theo sốt và ho nặng hơn
- Sốt kèm theo phát ban
- Chán ăn hoặc không ăn được hoặc bú được
- Trẻ tiểu ít hoặc không tiểu.
Nhìn chung ngoài sốt do cúm thì có thể mất đến hai tuần để các triệu chứng cúm biến mất hoàn toàn, mặc dù triệu chứng cúm tồi tệ nhất của bạn thường bắt đầu giảm bớt sau một vài ngày. Nói chuyện với bác sĩ của bạn nếu các triệu chứng cúm kéo dài hơn hai tuần hoặc nếu chúng biến mất và sau đó xuất hiện trở lại tồi tệ hơn trước.
Nguồn dịch: Signs and Symptoms of Type A Influenza