Sống cùng nhau sẽ có chu kì kinh nguyệt giống nhau: sự thật hay lầm tưởng?

Sống cùng nhau sẽ có chu kì kinh nguyệt giống nhau: sự thật hay lầm tưởng?
Bạn sẽ rất thường xuyên bắt gặp trường hợp những cặp chị em sống cùng nhau một thời gian thì dần dần chu kì kinh nguyệt sẽ giống nhau, thậm chí ngay chính bản thân bạn cũng gặp với chị gái hay mẹ mình. Đây có phải là sự thật hay không?

1. Từ những nghiên cứu và lầm tưởng

Vào năm 1971, người ta đã tiến hành cuộc nghiên cứu với một nhóm nữ sinh ở kí túc xá Đại học Wellesley và một hiện tượng rất kì lạ đã xảy ra: họ đều có cùng chu kì kinh nguyệt. Kí túc xa này có 4 hành lang và khoảng 25 nữ sinh sống ở các phòng đôi, phòng đơn. 

Hơn 100 nữ sinh sóng ở kí túc xá này đã được theo dõi và ghi chép lại cụ thể chu kì kinh nguyệt của mình. Người ta theo dõi sau 8 kì kinh nguyệt liên tục và kết quả cho thấy: sự đồng bộ hóa có dấu hiệu tăng lên, tức sự trùng lặp về chu kình kinh nguyệt của số nữ sinh này càng ngày càng gần nhau.

Ảnh 2.

Bạn sẽ rất thường xuyên bắt gặp trường hợp những cặp chị em sống cùng nhau một thời gian thì dần dần chu kì kinh nguyệt sẽ giống nhau

 Cũng trong năm 1971, nhà nghiên cứu Martha McClintock cũng làm một cuộc thí nghiệm tương tự và khẳng định rằng phụ nữ sống cùng nhau sẽ có chu kì kinh nguyệt giống nhau. Ông cho răng, cơ thể phụ nữ phát ra pheromones – một hóa chất có tác dụng kích thích hành vi mang tính bản năng đồng loại, chính hiện tượng này đã gây ảnh hưởng đến những người sống cùng một phạm vi nhỏ. Hay nói cách khác, hóa chất này khi phát ra, những phụ nữ ở với nhau đã tương tác pheromones của mình, đồng thời "kìm hãm" sự rụng trứng ở những phụ nữ khác, điều chỉnh chu kì gần nhau hơn. Người ta thường gọi hiện tượng này với cái tên "Hiệu ứng McClintock".

2. Đến những sự thật và chứng minh...

Nhiều năm sau, Đại học Oxford lại tiến hành môt cuộc thí nghiệm quy mô hơn và họ phản bác hoàn toàn khẳng định đó: "Hiệu ứng McClintock hoàn toàn chỉ là một lầm tưởng" và thực sự không hề có sự đồng bộ hóa chu kì kinh nguyệt. Theo nghiên cứu này, hơn 1500 phụ nữ đã được theo dõi và trả lời trong cuộc điều tra thông qua ứng dụng Clue (một ứng dụng theo dõi kinh nguyệt) để thu thập thông tin. Những phụ nữ này đêu trong nhóm đối tượng không dùng biện pháp tránh thai liên quan đến hormone và đều cùng sống gần gũi với ít nhất một người cùng giới. Cuộc nghiên cứu đã kết luận rằng: Không hề có bằng chứng chứng tỏ phụ nữ sống cùng nhau sẽ có chu kì kinh nguyệt giống nhau.

Ảnh 3.

"Hiệu ứng McClintock hoàn toàn chỉ là một lầm tưởng"

 Sau 3 chu kì kinh nguyệt, chỉ có khoảng 1/3 cặp chị em cho biết họ có hiện tượng đồng nhất chu kì kinh nguyệt nhưng dường như chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên cứ không hề có mối liện hệ hay cơ sở khoa học của hiện tượng này

Mặc dù những phát hiện trên không mang tính đột phá hay phản bác được hoàn toàn khẳng định của "hiện tượng McClintock" nhưng trong thực tế từ thời điểm đó đến nay, không có nhiều nghiên cứu đưa ra kết luận giống với McClintock. Thậm chí nhà tâm lý học Jeffrey Schank, đồng nghiệp cũ và cũng là người tham gia nghiên cứu đó cũng tự nhận thấy những sai lầm trong phương pháp nghiên cứu từng tiến hành.

Trong một nghiên cứu về pheromone chịu sự kiểm soát chặt chẽ trên loài gặm nhấm, Schank lại phá hiện thấy, ý tưởng hai pheromone tương tác và ảnh hưởng đến nhau là không không xác thực.

Tác giả: Việt Hà