Trĩ là căn bệnh rất hay gặp hiện nay, bệnh gây nên bởi sự biến đổi cấu trúc của ống hậu môn. Trĩ gây nên rất nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt hằng ngày và cả tâm lí của người mắc bệnh. Tuy nhiên, do sự e ngại nên rất nhiều người lựa chọn sống chung với trĩ thay vì đến thăm khám tại các cơ sở y tế. Điều này khiến bệnh chỉ được bắt đầu điều trị khi đã ở các mức độ nặng.
Do bệnh nhân không đi thăm khám và điều trị kịp thời, do vậy có thể gặp phải nhiều biến chứng khác nhau do việc sống chung với trĩ gây nên, chẳng hạn như:
Thiếu máu
Chảy máu tại búi trĩ được coi là một trong các nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng thiếu máu. Mức độ thiếu máu phụ thuộc vào lượng máu mất do chảy máu tại búi trĩ.
Nếu quá trình chảy máu diễn ra lâu dài do bệnh nhân sống chung với trĩ, không áp dụng các phương pháp điều trị có thể gây nên tình trạng thiếu máu mãn tính ảnh hưởng đến nhiều cơ quan, trong đó có tim,...
Trĩ tắc mạch , sa mạch
Khi cục máu đông được hình thành bệnh trong búi trĩ do bệnh nhân lựa chọn sống chung với trĩ mà không điều trị gây nên tình trạng tắc mạch, sa mạch, điều này khiến búi trĩ trở nên căng phồng, xung huyết, đau đớn, và có thể gây hoại tử tại búi trĩ nếu không được giải quyết kịp thời.
Nhiễm trùng
Nhiễm trùng là một trong các biến chứng bệnh nhân có thể phải đối mặt khi lựa chọn sống chung với trĩ. Khi bị nhiễn trùng bệnh nhân có thể cảm thấy ngứa, rát hậu môn đôi khi có rỉ các dịch có màu bất thường, đau đớn nhiều hơn và cường độ mạnh hơn.
Khi nhiễm trùng không được điều trị kịp thời có thể gây nên hoại tử tại búi trĩ và biến chứng thành nhiễm trùng huyết,...
Nhìn chung khi bị mắc trĩ, bệnh nhân thực hiện điều trị càng sớm khi bệnh ở mức độ bệnh càng nhẹ thì tỉ lệ khỏi hoàn toàn, nguy cơ biến chứng, nguy cơ tái phát, thời gian điều trị và chi phí điều trị đều thấp hơn rất nhiều so với sống chung với trĩ và chỉ điều trị khi không thể chịu đựng được nữa.
Do vậy, ngay khi có các triệu chứng bất thường của bệnh trĩ như đi cầu ra máu đỏ tươi bám theo phân, đau vùng hậu môn, có khối bất thường sa ra ngoài hậu môn,... bệnh nhân không nên cố chịu đựng, sống chung với trĩ mà cần đi đến các cơ sở y tế để được làm các thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời nếu xác định là đã mắc trĩ .
Hiện nay có rất nhiều phương pháp khác nhau được ứng dụng trên lâm sàng để điều trị cho các bệnh nhân bị trĩ ở các mức độ bệnh khác nhau như sử dụng thuốc (giảm đau, kháng viêm, kháng sinh, tăng cường tĩnh mạch, chống táo bón,...), thực hiện các thủ thuật điều trị trĩ( thắt búi trĩ, làm đông búi trĩ,...) và phẫu thuật.
Ngoài ra, đối với các bệnh nhân đã được điều trị trĩ và những người chưa bị mắc bệnh trĩ cũng có thể đề phòng trĩ tái phát hay mắc mới trĩ để không phải sống chung với trĩ bằng cách thay đổi một số thói quen trong sinh hoạt hằng ngày.
Những thói quen có ảnh hưởng lớn đến việc phòng chống mắc mới bệnh trĩ và chống tái phát trĩ có thể kể đến như chế độ ăn uống gồm các loại thực phẩm dễ tiêu, tập thể dục thể thao, ngồi ít hơn, thói quen đi vệ sinh đúng cách,...
Trên đây là một số các biến chứng nguy hiểm khi sống chung với trĩ mà không thực hiện điều trị đúng cách và kịp thời mà bệnh nhân nên cân nhắc. Do đó, hãy đi khám ngay sớm ngay khi có các biểu hiện bất thường của cơ thể để phát hiện sớm và hướng dẫn điều trị một cách hiệu quả nhất.