Một trong những biến chứng thường gặp của bệnh sỏi thận là viêm đường tiết niệu. Viêm đường tiết niệu xảy ra một phần do viên sỏi bị kẹt lại trong niệu quản, gây ra hiện tượng viêm nhiễm, tổn thương tiết niệu. Đây là một biến chứng dễ gặp nhất do bệnh sỏi thận gây ra.
Đường tiết niệu là hệ cơ quan chịu trách nhiệm lọc máu, hình thành và bài tiết nước tiểu cũng như các chất độc, các sản phẩm của chuyển hóa ra ngoài. Viêm đường tiết niệu gây ra những biểu hiện khó chịu và đôi khi dẫn đến biến chứng nguy hiểm, nhiễm trùng huyết.
Viêm đường tiết niệu chủ ngoài nguyên nhân do sỏi thận gây tắc nghẽn trên đường bài xuất nước tiểu, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển ở đường niệu. Còn do các nguyên nhân khác như: U thận tiết niệu, dị dạng thận niệu quản, thận đa nang, thai nghén, đái tháo đường…
Viêm đường tiết niệu ngoài nguyên nhân do bệnh sỏi thận gây ra còn có thể xảy ra ở các đối tượng như: trẻ sơ sinh, trẻ đi học, phụ nữ hoạt động tình dục, can thiệp phẫu thuật, phụ nữ có thai, người bị tiểu đường...
Viêm đường tiết niệu có thể diễn biến âm thầm, chỉ khi cơn đau do sỏi thận phát tác, người bệnh mới đi khám và phát hiện biến chứng này. Tuy nhiên bệnh nhân vẫn có thể nhận biết biến chứng viêm đường tiết niệu ở một số dấu hiệu như:
- Cảm giác khó chịu khi đi tiểu
- Tiểu buốt
- Tiểu rắt
- Tiểu ra máu
- Tiểu mủ cuối bãi
- Muốn đi tiểu nhiều lần dù mới tiểu xong, mót tiểu
- Người bệnh có thể cảm thấy bị đau hạ vị, đau vùng hông do sỏi ứ nước hoặc nhiễm trùng, áp xe thận.
Ngoài ra bệnh nhân viêm đường tiết niệu do sỏi thận cũng có thể gặp một số biểu hiện toàn thân như
- Sốt cao
- Rét từng cơn, môi khô, lưỡi dơ, hốc hác Lúc này biểu hiện nhiễm trùng đã thấy rõ, bệnh nhân cần di chuyển đến bệnh viện càng sớm càng tốt tránh biến chứng nặng.
Nếu viêm đường tiết niệu do sỏi thận gây ra, bệnh nhân cần loại bỏ sỏi thận càng sớm càng tốt tránh biến chứng nặng hơn như viêm thận, suy thận, bể thận cấp.
Nếu sự hiện diện dai dẳng của vi khuẩn tại hệ niệu không được điều trị đúng và đủ liều kháng sinh, vi khuẩn dễ đi vào máu, gây nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm trùng và tử vong.
Ngoài viêm đường tiết niệu, sỏi thận cũng có thể gây ra một số biến chứng như suy thận, viêm thận, viêm niệu đạo...Do vậy nếu như phát hiện bị sỏi thận, bệnh nhân cần điều trị tích cực, kịp thời nhằm ngăn ngừa biến chứng ảnh hưởng đến chức năng thận. Hiện nay các phương pháp điều trị sỏi thận chủ yếu là dùng thuốc hoặc nếu sỏi to có thể tán sỏi, phẫu thuật mổ lấy sỏi... Tùy vào từng kích thước viên sỏi và tình trạng sỏi thận mà các bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân áp dụng phương pháp nào phù hợp.