Bệnh sỏi thận hay sỏi niệu, sỏi bàng quang là hiện tượng các chất khoáng trong nước tiểu lắng đọng lại, lâu ngày kết lại tạo thành sỏi. Bệnh sỏi thận là căn bệnh thường gặp ở nhiều lứa tuổi, gây đau đớn vùng sườn bụng, giữa xương sườn và hông.
Đau dữ dội, đau khởi phát ở các điểm niệu đạo, hay đau âm ỉ, đi tiểu ra máu, tiểu buốt, tiểu mủ là những dấu hiệu đặc trưng của bệnh sỏi thận. Người bị bệnh sỏi thận nặng còn có thể sốt cao, sốt run kèm theo đau hông - là dấu hiệu của viêm thận - bể thận cấp...
Khi bị bệnh sỏi thận, tại nơi sỏi trú ngụ, đường tiết niệu bị kích thích đưa đến co thắt, bóp chặt hòn sỏi dẫn đến tắc đường tiểu, hậu quả là nước tiểu ứ đọng, gây tăng áp lực đột ngột ở đài – bể thận làm nên các cơn đau quặn thận (cơn đau bão thận). Đầu tiên chỉ đau ê ẩm vùng thắt lưng, đau tăng lên khi vận động nặng, đi đường dài, đạp xe.
Những biến chứng của bệnh sỏi thận gây ra có thể khiến bệnh nhân mất mạng- Ảnh 1
Sỏi thận nếu không điều trị ngay từ ban đầu còn có nguy cơ gây ra các biến chứng nghiêm trọng đến sức khỏe. Chính vì vậy, sỏi thận cần được điều trị càng sớm càng tốt. Nếu sỏi thận chưa phải kích thước to hẳn, cũng đừng chủ quan mà hãy điều trị ngay. Để trả lời được câu hỏi bệnh sỏi thận có nguy hiểm không, bạn có thể tham khảo 1 số biến chứng của bệnh sỏi thận dưới đây:
Vị trí của sỏi thường khởi nguồn ở đài thận, bàng quang hoặc bể thận. Tuy nhiên chúng không nằm yên một chỗ mà thường di chuyển dọc theo dòng chảy của nước tiểu, nhiều sỏi rơi vào niệu quản gây ra tắc nghẽn. Trường hợp xuất hiện những cơn đau quặn thắt như bạn gặp phải thì rất có thể sỏi đã rơi xuống niệu quản rồi, niệu quản cố co bóp mạnh để tống sỏi ra ngoài nên gây ra những cơn đau. Đây cũng là một trong nhiều biến chứng của bệnh sỏi thận rất nguy hiểm.
Sỏi làm tắc nghẽn đường thông của nước tiểu gây ra hiện tượng ứ nước, đọng nước ở niệu quản và thận. Nếu không can thiệp lấy sỏi ra kịp thời thận sẽ bị suy giảm chức năng gây ra hiện tượng bí tiểu.
Nhiễm trùng đường tiết niệu là một trong những biến chứng của bệnh sỏi thận. Nếu xuất hiện những triệu chứng như tiểu ra mủ, sốt thì rất có thể thận của bạn đã bị nhiễm trùng do những hòn sỏi nằm ở đó quá lâu. Cần chữa trị kịp thời tránh để thận bị ứ mủ, hóa mủ thì việc điều trị sẽ rất khó khăn.
Suy thận có thể ở dạng cấp hoặc mãn tính khiến người bệnh phải đối mặt với nguy cơ tử vong. Thận bị ứ nước lâu ngày cộng thêm nhiễm trùng sẽ lần lượt phá hủy hết các mô thận, người bệnh chỉ còn cách chạy thận để kéo dài sự sống.
Mặc dù nguy cơ vỡ thận khá hiếm, tuy nhiên nếu sỏi quá to hoặc với những người có vách thận quá mỏng thì vẫn có thể. Chính vì vậy, cần có những biện pháp điều trị ngay lập tức nếu không muốn sỏi thận biến chứng thành những căn bệnh nguy hiểm khác.
- Nên uống nhiều nước trong ngày và vào ban đêm trước khi đi ngủ sẽ giúp cơ thể giữ đủ nước trong 24h (uống 2-3 lít nước/ngày)
Những biến chứng của bệnh sỏi thận gây ra có thể khiến bệnh nhân mất mạng- Ảnh 2
Uống nhiều nước giúp bạn thanh lọc cơ thể và tránh xa nguy cơ sỏi thận
- Nên uống nước chanh vì có thể giúp phòng ngừa sỏi axit uric cũng như oxalat canxi.
- Hạn chế các loại đồ ăn, uống có thành phần caffeine.
- Hạn chế các sản phẩm chứa nhiều oxalate như soda, trà đá, dâu tây, các loại hạt.
- Cắt giảm lượng muối ăn hàng ngày.
- Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều đạm động vật , gồm thịt, cá, trứng.
- Giảm béo để giữ sức khỏe.