Sỏi thận 10mm có nguy hiểm không và cách điều trị như thế nào?

Tham vấn chuyên môn: -
Sỏi thận 10mm có nguy hiểm không và cách điều trị như thế nào?
Viên sỏi thận 10mm đến dưới 20mm là tình trạng nguy hiểm vì chúng có thể gây ra tình trạng ứ nước trong thận và dễ dẫn đến các biến chứng viêm thận, bể thận, suy thận, nhiễm trùng. Nếu ứ nước kéo dài ở mức độ cao và có biến chứng nguy hiểm thì người bệnh cần được chỉ định mổ hoặc tán sỏi để lấy sỏi ra.

Sỏi thận là căn bệnh khá phổ biến, ở giai đoạn viên sỏi còn nhỏ, người bệnh sẽ rất khó nhận biết các dấu hiệu vì chúng không có những triệu chứng rõ ràng. Nếu có cũng rất dễ gây nhầm lẫn. 

Tuy nhiên khi viên sỏi to, việc đào thải bằng đường tiểu là rất khó, viên sỏi lúc này có thể gây ra một số tình trạng nghiêm trọng cho sức khỏe và khiến người bệnh đau đớn. 

Một số biểu hiện của sỏi thận thường gặp như 

- Đau dọc vùng thắt lưng

- Đau thắt vùng thận

- Tiểu buốt, tiểu khó, tiểu ra máu

- Buồn nôn, nếu nặng hơn có thể gây sốt do biến chứng và tổn thương thận. 

Sỏi thận 10mm có nguy hiểm không?

Kích thước sỏi thận 10mm là sỏi có kích thước khá lớn và còn có nhiều những góc cạnh sắc nhọn, thế nên mức độ nguy hiểm mà bệnh mang lại cũng rất cao. Trong trường hợp, những viên sỏi di chuyển trong thận và niệu quản có thể gây ra tổn thương làm rách và xước các mô gây chảy máu. Sỏi thận 10mm hoặc lớn hơn 10mm có thể gây ra các biến chứng nhiễm trùng thận, nhiễm trùng đường tiết niệu nếu như không được xử lý kịp thời. 

Trong trường hợp người bệnh không được điều trị có thể gây ra rất nhiều những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người bệnh. Lâu dần sẽ gây ra những tổn thương vĩnh viễn cho thận của bạn.

Như vậy, sỏi thận 10mm hoặc lớn hơn đều có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe của người bệnh. 

Ngoài ra đối với các viên sỏi có kích cỡ khác nhau thì mức độ nguy hiểm của chúng cũng sẽ khác nhau, cụ thể:

– Viên sỏi thận dưới 5mm: không quá nguy hiểm cho người bệnh. Người bệnh cần cố gắng để đào thải sỏi ra ngoài bằng cách cho sỏi có thể rơi xuống bàng quang một cách tự nhiên nhất. Bạn có thể tán sỏi bằng các loại thuốc Tây dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ, uống các loại nước ép, nước chanh, nước cam...để đào thải bằng đường tiểu, kết hợp ăn uống, luyện tập đề đào thải mồ hôi. 

– Viên sỏi thận trên 5mm hoặc dưới 10mm nhưng không đào thải được: cần xem xét đến các phương pháp điều trị can thiệp để sỏi ra ngoài thông qua đường tiểu.

– Viên sỏi thận 10mm đến dưới 20mm: Nguy hiểm vì chúng có thể gây ra tình trạng ứ nước trong thận và dễ dẫn đến các biến chứng viêm thận, bể thận, suy thận, nhiễm trùng. Nếu ứ nước kéo dài ở mức độ cao và có biến chứng nguy hiểm thì người bệnh cần  được chỉ định mổ hoặc tán sỏi để lấy sỏi ra.

Như vậy, viên sỏi thận 10mm mà không đào thải được bằng đường tiểu thì bệnh nhân nên tham khảo bác sĩ để phẫu thuật hoặc dùng thuốc uống. 

+ Trường hợp dùng thuốc kết hợp cả Đông y lẫn Tây y thì người bệnh cần tuân theo sự hướng dẫn của thầy thuốc, đồng thời thực hiện chế độ ăn uống khoa học. Tuy nhiên, phương pháp điều trị bằng thuốc thì thời gian điều trị là khá lâu và có khả năng tái phát cao.

+ Trường hợp mổ: hoàn toàn có thể mổ bằng phương pháp tán sỏi nhờ sự trợ giúp của y học hiện đại.

Như vậy, kích thước của viên sỏi có những ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng của người bị bệnh sỏi thận, khi kích thước sỏi càng lớn thì sẽ làm cho mức độ ảnh hưởng càng cao. Vì thế, khi bị sỏi thận, người bệnh cần được kiểm tra định kì để biết được độ lớn của sỏi và cách điều trị thích hợp.

Bệnh sỏi thận được gây ra một phần do thói quen ăn uống và sinh hoạt kém lành mạnh. Một số thói quen ăn uống gây hại thận như ăn mặn, ăn nhiều đường, uống nhiều rượu bia...đều có thể khiến hình thành viên sỏi hoặc gây ra các biến chứng nguy hiểm khác đối với thận. Bởi thận là cơ quan quan trọng của cơ thể người, giữ vai trò đến việc điều tiết do vậy việc bảo vệ thận là một việc làm cần thiết. 



Tác giả: TMH