Nếu như sốc nhiệt cổ điển chỉ xảy ra đối với các đối tượng có thể chất yếu như người già và trẻ nhỏ, sốc nhiệt do gắng sức có thể xảy đến với những người khoẻ mạnh nhất khi họ phải hoạt động mạnh dưới trời nắng nóng, và đây là 1 trong 3 nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong của vận động viên, binh sỹ và những người phải lao động ngoài trời.
Khi bạn vận động mạnh, khoảng 80% nhiệt lượng cơ thể của chúng ta chuyển hoá thành nhiệt. Thông thường ta biết đến nó là ứng suất nhiệt bù (compensable heat stress). Và cơ thể của bạn cũng có thể nhanh chóng chuyển hoá nhiệt lượng sinh ra này qua cơ chế làm mát của cơ thể như toát mồ hôi. Nhứng đối với ứng suất không bù nhiệt (uncompensable heat stress), cơ thể không thể mất đủ nhiệt tạo ra do quá sức hoặc ra nhiệt độ và độ ẩm trong không khí quá cao, từ đó làm tăng nhiệt độ cơ thể lên cao gây sốc nhiệt
Khi nhiệt độ cơ thể cao hơn bình thường, màng tế bào và protein bị biến tính, khiến cho tế bào không còn chức năng ban đầu, và gây rò rỉ vật chất bên trong tế bào. Nếu những tế bào bị rò rỉ là tiếp tục tăng lên, hậu quả sẽ rất khôn lường như: huỷ hoại gan, đông máu trong thận, phá huỷ đường tiêu hoá và thận chí một vài cơ quan nội tạng quan trọng ngừng hoạt động.
Tiêu chí quan trọng nhất là nhiệt độ cơ thể cao trên 40oC đi kèm với mội số triệu chứng như: nhịp tim nhanh, tụt huyết áp, thở gấp, mất chức năng kiểm soát hệ thần kinh trung ương gây mất kiểm soát, hung hăng hoặc mất ý thức. Phương pháp đúng và dễ dàng nhất để đánh giá nhiệt độ cơ thể khi bị sốc nhiệt là đo nhiệt độ trực tràng, những cách đo nhiệt độ khác không chính xác trong trường hợp này.
Sau khi gọi cấp cứu, tiêu chí đầu tiên phải nhớ khi sơ cứu người bị sốc nhiệt là: Làm mát trước rồi đi đâu thì đi! Lý do bởi cơ thể người chỉ chịu được 40oC nhiệt độ cơ thể trong vòng 30 phút trước khi các tế bào bị phá huỷ. Việc quan trọng nhất là phải làm mát người bị sốc nhiệt để giảm nhiệt độ càng sớm càng tốt. Tháo toàn bộ đồ bảo hộ của người bệnh sau đó đặt họ vào bể nước đá, hoặc nếu không hãy dùng khăn mát, đắp lên cơ thể người bệnh, đặc biệt vùng trán, ngực, nách và bẹn. Hãy cố gắng giảm nhiệt độ cơ thể của người bị sốc nhiệt xuống dưới 38,9oC.
Để tránh bị sốc nhiệt, quan trọng nhất là phải che chắn cơ thể đầy đủ, tránh chịu ánh nắng trực tiếp từ mặt trời, tránh ra ngoài đường những giờ nắng nóng đỉnh điểm từ 11h đến 17h. Nếu bạn bắt buộc phải làm việc ngoài trời nắng, hãy nhớ uống nước và nghỉ ngơi hợp lý sau 15-30 phút làm việc.