Sơ cứu đột quỵ đúng cách - những lưu ý mọi người cần phải biết

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nhi - Trung tâm Tim mạch Bệnh viện E
Sơ cứu đột quỵ đúng cách - những lưu ý mọi người cần phải biết
Sơ cứu đột quỵ đúng cách giúp đảm bảo an toàn cho bệnh nhân trong lúc người bệnh chưa nhận được sự hỗ trợ y tế từ bác sĩ cấp cứu kịp thời.

Đột quỵ có khả năng gây nên những di chứng lâu dài, thậm chí là cướp đi mạng sống của bệnh nhân chỉ trong nháy mắt nếu không có biện pháp xử lý kịp thời. Sơ cứu đột quỵ đúng cách sẽ giúp cứu sống người bệnh khi tai biến mạch máu não bất ngờ xảy ra.

1. Lưu ý khi sơ cứu đột quỵ

Trong vòng vài phút, nếu không có các biện pháp tái lập tuần hoàn não để cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng thiết yếu khác (qua đường máu) cho các tế bào não, chúng sẽ bắt đầu chết (trung bình 1,9 triệu nơ-ron bị chết/phút) và tiếp diễn liên tục trong vài giờ.

Sơ cứu đột quỵ càng nhanh càng tốt – điều trị càng sớm, càng giảm thiểu tổn thương não. Đối với bệnh nhân đột quỵ não do huyết khối, việc điều trị phải được tiến hành trong vòng 1 giờ đầu tiên.

Khi bị đột quỵ, người bệnh sẽ rơi vào trạng thái từ từ mất ý thức và sự tỉnh táo, thậm chí là hôn mê sâu. Hãy áp dụng những lưu ý dưới đây để cấp cứu kịp thời cho bệnh nhân đột quỵ:

Sơ cứu đột quỵ đúng cách - những lưu ý mọi người cần phải biết - Ảnh 2.

Khi bị đột quỵ, người bệnh sẽ rơi vào trạng thái từ từ mất ý thức và sự tỉnh táo (Ảnh: Internet)

Cần gọi người trợ giúp và ngay lập tức gọi xe cấp cứu. Trong thời gian chờ hỗ trợ, cần theo dõi chặt chẽ để kịp thời phát hiện các thay đổi bất thường về tình trạng của người bệnh. Nếu có bất cứ dấu hiệu suy giảm ý thức nào, hoặc bệnh nhân có dấu hiệu nôn mửa, cần đặt bệnh nhân sang tư thế nằm nghiêng an toàn.

2. Hướng dẫn các bước sơ cứu đúng cách

Gọi ngay xe cứu thương

Nếu người bệnh có những biểu hiện của đột quỵ, hãy ngay lập tức gọi xe cấp cứu. Thay vì hoảng loạn, bạn cần phải giữ bình tĩnh và chờ đợi sự giúp đỡ từ các bác sĩ. Giữ người bệnh trong tư thế thoải mái và an toàn: 

- Khi phát hiện người bị đột quỵ, hãy để họ nằm nghiêng sang một bên, đầu ngẩng hơi cao một chút để đề phòng người bệnh muốn nôn ói. 

- Kiểm tra nhịp tim: Bạn cần kiểm tra xem người bệnh còn thở hay không. Nếu phát hiện nhịp thở của họ đang yếu dần, hãy tiến hành hô hấp nhân tạo.

- Nếu nhận thấy người bệnh gặp khó khăn trong hô hấp, hãy nới lỏng áo quần, tháo khăn quàng, cà vạt hay thắt lưng,…

Tư thế nằm nghiêng an toàn là biện pháp sơ cứu đột quỵ đầu tiên

Tư thế nằm nghiêng an toàn (hay còn gọi là tư thế hồi sức cấp cứu) là tư thế nhằm bảo vệ đường thở của bệnh nhân, cũng lựa chọn tốt nhất trong việc đảm bảo an toàn cho bệnh nhân: 

- Ở người bệnh hôn mê, khi nằm ngửa, lưỡi sẽ bị tụt xuống họng, gây cản trở, bít tắc đường thở. Nếu bệnh nhân nôn trong khi đang nằm ngửa và ý thức không hoàn toàn tỉnh táo, sẽ dễ dàng hít phải các chất nôn vào phổi, gây tắc đường thở hoặc suy hô hấp, rất nguy hiểm. 

Sơ cứu đột quỵ đúng cách - những lưu ý mọi người cần phải biết - Ảnh 5.

Nếu bệnh nhân nôn mửa, cần chuyển ngay bệnh nhân sang tư thế nằm nghiêng (Ảnh: Internet)

Nếu bệnh nhân nôn mửa, cần chuyển ngay bệnh nhân sang tư thế nằm nghiêng, tránh sặc chất nôn vào đường hô hấp. Do đó nằm nghiêng về một bên để các chất nôn dễ dàng thoát ra ngoài.

- Nếu bệnh nhân còn tỉnh:

+ Hỗ trợ bệnh nhân nằm ở một tư thế thoải mái nhất và theo dõi phản ứng của bệnh nhân.

+ Lập tức gọi cấp cứu, đưa người bệnh tới bệnh viện.

Hô hấp nhân tạo 

Việc hô hấp nhân tạo đúng cách sẽ giúp sơ cứu đột quỵ, duy trì nhịp thở

Giao tiếp với bệnh nhân

 Trong thời gian chờ đợi xe cấp cứu đến, hãy bình tĩnh nói chuyện với người bệnh để giúp não tỉnh táo, tránh rơi vào hôn mê sâu.

Giữ ấm cho cơ thể bệnh nhân

Để đề phòng trường hợp cơ thể bệnh nhân hạ nhiệt độ, hãy đắp cho họ một cái chăn mỏng hoặc áo khoác. Tuyệt đối không cho bệnh nhân ăn uống.

Sơ cứu đột quỵ đúng cách - những lưu ý mọi người cần phải biết - Ảnh 7.

Để đề phòng trường hợp cơ thể bệnh nhân hạ nhiệt độ, hãy đắp cho họ một cái chăn mỏng hoặc áo khoác (Ảnh: Internet)

Hạn chế di chuyển cơ thể người bệnh

Nếu người bệnh có bất kỳ biểu hiện đau đớn ở bộ phận nào trên cơ thể, người sơ cứu cần phải tránh động vào phần đó. Hãy để nhân viên y tế chịu trách nhiệm di chuyển người bệnh nhằm không gây ra thêm bất kỳ thương tổn nào. 

Chú ý quan sát tình trạng cơ thể bệnh nhân để sơ cứu đột quỵ hiệu quả

Hãy thông báo với bác sĩ nếu người bệnh bị va đập đầu khi đột quỵ để họ được kiểm tra mức độ tổn thương của não và có biện pháp chữa trị hợp lý.


Tác giả: HNL