Sinh thường có cần rạch tầng sinh môn? Gợi ý cách đẻ thường không bị rạch cho mẹ bầu

Sinh thường có cần rạch tầng sinh môn? Gợi ý cách đẻ thường không bị rạch cho mẹ bầu
Thực tế, không phải mọi trường hợp sinh thường mẹ bầu đều cần rạch tầng sinh môn. Vậy tại sao mẹ bầu không cần rạch? Hướng dẫn mẹ cách đẻ thường không bị rạch hiệu quả?

Hầu hết các mẹ bầu trước khi sinh đều lo lắng rằng mình sẽ phải rạch tầng sinh môn. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp bà bầu trong quá trình chuyển dạ đều cần rạch tầng sinh môn. Việc này có thể được quyết định một cách cụ thể phụ thuộc vào diễn biết quá trình chuyển dạ của mỗi một sản phụ khác nhau. Những cách đẻ thường không bị rạch dưới đây sẽ giúp sản phụ trong quá trình sinh nở diễn ra thuận lợi hơn.

1. Sinh thường mẹ bầu có cần rạch không?

Bản chất, việc rạch tầng sinh môn còn được biết là thủ thuật nhỏ trong sản khoa và có thể mở rộng âm đạo, quá trình này có tác dụng giúp cho thai nhi dễ dàng lọt ra ngoài dễ dàng hơn. Ngoài ra, thủ thuật rạch tầng sinh môn còn được biết là thủ thuật đem lại tác dụng tốt, trán cho việc sản phụ bị rách tầng sinh môn.

Mục đích của việc rạch tầng sinh môn là cắt tầng sinh môn của mẹ bầu giúp quá trình sinh nở của mẹ diễn ra dễ dàng hơn. Đây còn là thủ thuật tốt. Tuy nhiên, rạch tầng sinh môn không có nghĩa là lạm dụng đối với tất cả mọi mẹ bầu thực hiện biện pháp đẻ thường.

Vì vậy, rạch tầng sinh môn khi mẹ bầu sinh thường không phải biện pháp được sử dụng cho tất cả mọi trường hợp và không được lạm dụng.

Sinh thường phải rạch tầng sinh môn? Gợi ý cách đẻ thường không bị rạch cho mẹ bầu - Ảnh 2.

Việc rạch tầng sinh môn được thực hiện đối với sản phụ không áp dụng cho mọi trường hợp và không lạm dụng rạch tầng sinh môn cho mẹ bầu khi sinh - Ảnh Internet

Các trường hợp rạch tầng sinh môn ở bà bầu chỉ được thực hiện khi quá trình sinh ngã âm đạo ở mẹ gặp trở ngại như:

- Thai nhi có đầu quá to.

- Trọng lượng thai nhi lớn.

- Độ linh hoạt và khả năng giãn nở của tầng sinh môn ở mẹ bầu kém.

- Các cơn co bóp của tử cung không đủ mạnh để đẩy thai nhi ra ngoài.

- Đối với các mẹ mắc chứng viêm nhiễm đường sinh dục và gây cản trở đường ra của thai.

Mẹ bầu trước khi sinh cần đọc thêm bài viết: Tầng sinh môn là gì? Vết khâu tầng sinh môn bị cứng có nguy hiểm không?

2. Cách đẻ thường không bị rạch cho mẹ bầu

Các trường hợp sinh thường không rạch tầng sinh môn nếu như sức khỏe của em bé tốt, khi thai nhi không quá to như sau:

2.1. Khi nào không cần rạch tầng sinh môn?

Thực tế cho thấy, đa số các trường hợp mẹ bầu sinh thường đều cần rạch tầng sinh môn. Tuy nhiên, không phải mọi mẹ bầu sinh thường đều cần rạch.

Thông thường, quá trình chuyển dạ của mẹ bầu nếu như không xảy ra các tai biến sản khoa hoặc khi không có chỉ định đặc biệt thì các bác sĩ chuyên khoa sản và nữ hộ sinh sẽ phụ trách các ca đưa ra hỗ trợ cho các bà mẹ có thể sinh thường qua ngã âm đạo thuận lợi bằng cách rặn đẻ tự nhiên và phối hợp giữa nhịp thở cùng với các cơn co tử cung.

Điểm danh các trường hợp mẹ bầu không cần rạch tầng sinh môn khi sinh em bé:

- Khi sức khỏe của người mẹ bị tốt.

- Người mẹ không bị mắc các bệnh viêm nhiễm bộ phận sinh dục khi mang thai và đặc biệt trong quá trình chuyển dạ của mẹ.

Thông tin Những dấu hiệu chuyển dạ cực kì chính xác dành cho mẹ bầu để chuẩn bị cho quá trình sinh nở diễn ra thuận lợi.

- Sinh thường không rạch tầng sinh môn khi người mẹ có khung chậu rộng và không bị bệnh lý vùng chậu.

Sinh thường phải rạch tầng sinh môn? Gợi ý cách đẻ thường không bị rạch cho mẹ bầu - Ảnh 3.

Việc rạch tầng sinh môn của sản phụ hay không chỉ mang tính chất tương đối bởi vì đối với một ca sinh thường thì còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố liên quan khác - Ảnh Internet

- Tử cung của người mẹ mở rộng, đối với các cơn co tử cung đều có đủ lực để có thể thuận lợi đưa em bé ra ngoài.

- Khi tầng sinh môn giãn nở tốt, kèm theo đó là tầng sinh môn linh hoạt.

- Điều kiện kèm theo là sức khỏe của em bé tốt, không xuất hiện dấu hiệu suy thai.

- Ngôi thai thuận, thai nhi không quá to thì mẹ có thể chủ động trong quá trình sinh nở.

Trường hợp sinh con ra, nguy cơ phải rạch tầng sinh cũng sẽ thấp hơn so với những người phụ nữ sinh con so do lần đầu sinh con. Đối với tầng sinh môn của người mẹ cũng có sự thích nghi và khả năng giãn nở trong suốt quá trình chuyển dạ rồi sinh ngả âm đạo.

Tuy nhiên, điều này chỉ có thể mang tính chất tương đối bởi vì đối với một ca sinh thường thì còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố liên quan khác như:

- Sự phối hợp giữa con co tử cung.

- Thời gian chuyển dạ của người mẹ.

- Độ tuổi và sức khỏe sinh sản của sản phụ.

2.2. Cách đẻ thường không bị rạch cho sản phụ

Bản thân quá trình sinh thường ở sản phụ không phải điều dễ dàng đối với tất cả mọi mẹ bầu. Bởi vì, không phải mẹ bầu nào cũng có thể áp dụng biện pháp sinh con bằng con đường ngã âm đạo một cách thuận lợi nhất.

Một vài cách đẻ thường không bị rạch và giúp mẹ hạn chế tốt nhất việc phải rạch tầng sinh môn cho mẹ như sau:

* Thời điểm mang thai, trong thai kỳ mẹ bầu cần:

- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý. Đảm bảo rằng nên cung cấp cho cả mẹ và bé đủ chất dinh dưỡng.

- Thực hiện biện pháp massage vùng chậu, đây còn là biện pháp massage tầng sinh môn giúp làm tăng khả năng đàn hồi cho tầng sinh môn của em bé. Vì vậy, quá trình massage đều đặn cho mẹ trước 6 đến 8 tuần trước khi sinh hằng ngày giúp mẹ có thể sinh thường không cần rạch.

Chú ý, trong thao tác massage, mẹ bầu cần thực hiện nhẹ nhàng, mẹ có thể thực hiện massage bằng tay không hoặc có kết hợp với dầu dừa, dầu olive.

Biện pháp massage không chỉ giúp mẹ bầu sinh nở dễ dàng, thuận lợi hơn mà còn đem lại nhiều lợi ích khác. Đọc thêm bài viết: Massage: Liệu pháp điều trị bệnh trầm cảm trong thai kỳ cho mọi mẹ bầu.

Sinh thường phải rạch tầng sinh môn? Gợi ý cách đẻ thường không bị rạch cho mẹ bầu - Ảnh 4.

Sản phụ có thể sinh em bé mà không cần rạch nếu em bé không quá lớn, kèm theo đó là các vấn đề sức khoẻ mẹ bầu tốt - Ảnh Internet

- Bài tập kegel giúp mẹ bầu thư giãn, đây là bài tập đem lại hiệu quả làm tăng khả năng đàn hồi cho cơ chậu và thuận lợi cho quá trình sinh đẻ của mẹ bầu.

- Mẹ bầu nên đi bộ nhẹ nhàng và thường xuyên trong tháng cuối thai kỳ để có thể để bé dễ xuống vùng sàn chậu. Đây là biện pháp giúp bé thuận lợi hơn trong việc chào đời.

* Trong quá trình chuyển dạ của mẹ bầu:

- Đối với quá trình chuyển dạ, mẹ bầu cần chuẩn bị tâm lý tốt trước khi sinh.

- Nên vận động nhẹ nhàng, đi lại từ tốn và nghiệm túc thực hiện theo các hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa cũng như nhân viên y tế.

- Khi các cơn đau chuyển dạ khiến sản phụ mất sức nhiều và có cảm giác háo nước. Mẹ bầu lúc này có thể nhập một chút nước, đây là cách giúp mẹ bầu cảm thấy dễ chịu hơn.

- Hít thở đều, hít thở ra từ từ bằng miệng và điều chỉnh nhịp thở dần nông hơn. Kèm theo đó là quá trình phối hợp nhịp nhàng với các cơn co tử cung cho mẹ bầu.

- Mẹ bầu có thể vê núm vú, đây là cách giúp kích thích làm tăng co bóp tử cung. Đồng thời, biện pháp này còn hỗ trợ cho quá trình sinh em bé diễn ra thuận lợi, dễ dàng hơn.

- Rặn đẻ đúng cách, đúng lúc là cách giúp mẹ bầu giảm nguy cơ phải rạch tầng sinh môn.

Những thông tin về đẻ thường rạch tầng sinh môn và cách đẻ thường không bị rạch cho mẹ bầu ở trên hi vọng có thể giúp sản phụ có quá trình sinh nở diễn ra thuận lợi, chào đón con khỏe mạnh, an toàn nhất.


Tác giả: Nguyễn Hiền