Sinh thiết vú thường được chỉ định khi bác sĩ phát hiện có khối u trong vú của bạn sau khi chụp X-quang, siêu âm hoặc khám lâm sàng vú. Trong trường hợp núm vú của bạn xuất hiện các dấu hiệu ung thư vú đặc trưng bất thường như tiết dịch, ra máu, đóng vảy, đổi màu. lồi lõm,... thì bác sĩ cũng sẽ yêu cầu làm sinh thiết vú.
Theo thống kê, thì chỉ có 1/5 các khối u ở vú là u ung thư. Việc sinh thiết vú giúp xác định khối u của bạn có phải là u ung thư hay khối u vú lành tính một cách nhanh chóng và chính xác.
- Phương pháp chọc hút bằng kim nhỏ (FNA):
Bác sĩ sẽ rút một ít dịch ở khối u bằng các chọc 1 cây kim và ống tiêm nhỏ vào khối u đó. Dịch này sẽ được mang đi xét nghiệm. Phương pháp sinh thiết vú FNA sẽ giúp các bác sĩ xác định khối u là thể rắn hay dạng chứa chất lỏng.
- Phương pháp kim lấy lõi (CNB):
Cũng giống như FNA, nhưng phương pháp sinh thiết vú kim lấy lõi sử dụng cây kim to hơn để lấy mẫu xét nghiệm. Mỗi mẫu xét nghiệm có kích thước bằng 1 hạt gạo.
- Phương pháp kim định vị không gian:
Bệnh nhân sinh thiết vú được yêu cầu nằm sấp trên 1 chiếc bàn có lỗ. Chiếc bạn có thể nâng lên để bác sĩ làm việc dưới bàn. Ngực của bạn, qua lỗ, sẽ được giữ vững chắc giữa 2 tấm kim loại. Bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ trên ngực, dùng cây kim hoặc máy dò hút để lấy mẫu xét nghiệm.
- Phương pháp kim lấy lõi theo chỉ dẫn của ảnh chụp MRI
Bệnh nhân cũng được yêu cầu nằm sấp, ngực nằm trong chỗ lõm của bàn. Máy chụp MRI sẽ chụp hình ảnh ngực. Bác sĩ sẽ dựa vào hình ảnh này để xác định khối u. Bác sĩ rạch 1 đường nhỏ ở vị trí khối u, dùng cây kim lấy lõi để lấy mẫu xét nghiệm.
- Phương pháp phẫu thuật sinh thiết vú
Bác sĩ sẽ cắt bỏ một phần vú, sau đó đưa đến phòng xét nghiệm. Phương pháp này nhằm xác định khối u đã được cắt bỏ triệt để chưa. Khối u được đánh dấu bằng miếng kim loại nhỏ để dễ dàng theo dõi.
- Thông báo với bác sĩ những loại dị ứng mà bạn mắc, đặc biệt là dị ứng thuốc mê nếu có.
- Thông báo những loại thuốc bạn đang sử dụng, kể cả thuốc bổ, thuốc thực phẩm chức năng. Vì chúng có thể là nguyên nhân của việc chảy máu kéo dài sau sinh thiết vú.
- Trong trường hợp bạn sử dụng phương pháp chụp cộng hưởng từ MRI, hãy thông báo với bác sĩ các loại máy điện tử được đặt trong cơ thể bạn (như máy tạo nhịp tim).
- Hãy chắc chắn bạn không mang thai trước khi tham gia sinh thiết vú.
- Nên mang theo áo ngực, bởi sau khi sinh thiết, các bác sĩ có thể cho bạn túi nước đá đặt trong ngực để giảm đau, chống viêm.
Dù là 1 thủ thuật y tế đơn giản, nhưng bạn cũng nên chuẩn bị tinh thần cho các tác dụng phụ của sinh thiết như: sưng bầm, đau nhức. Thậm chí hình dạng và kích thước ngực của bạn có thể bị thay đổi nếu phần mô lấy khá lớn. Hãy tuân thủ những chỉ dần của bác sĩ về việc chăm sóc và vệ sinh vú sau sinh thiết để tránh bị nhiễm trùng.