Sinh thiết là gì? Những điều cần biết về phương pháp xét nghiệm sinh thiết

Sinh thiết là gì? Những điều cần biết về phương pháp xét nghiệm sinh thiết
Sinh thiết là gì hẳn là thắc mắc chung của nhiều người. Bởi đây là một thuật ngữ y khoa mà người ta rất thường được nghe. Tuy nhiên lại ít ai có thể hiểu được ý nghĩa của nó một cách chính xác và toàn diện.

Sinh thiết là gì? Đây là một phương pháp xét nghiệm mới. Được cho là chính xác và hiệu quả hơn rất nhiều so với phương pháp xét nghiệm hình ảnh cũ. Cùng tìm hiểu mọi khái niệm về phương pháp xét nghiệm tân tiến này qua bài viết bên dưới:

1. Sinh thiết là gì?

Sinh thiết là gì? Đây là một thủ thuật y tế nhằm mục đích xét nghiệm và có độ chính xác rất cao. Mục đích thực hiện phương pháp sinh thiết là nhằm chẩn đoán các căn bệnh ung thư.

So với các loại xét nghiệm hình ảnh khác như X-quang và CT thì ưu điểm của sinh thiết là gì? CT và X-quang là hai phương pháp xét nghiệm hình ảnh khá thông dụng. Tuy nhiên, chúng chỉ có thể giúp xác định được khu vực nào trên cơ thể cần kiểm tra. CT và X-quang không có khả năng phân biệt được tế bào ung thư và các tế bào thông thường.

Sinh thiết là gì 2

Phương pháp xét nghiệm sinh thiết là gì? (Ảnh Internet)

2. Phương thức xác định chỉ số sinh thiết

Phương thức thực hiện sinh thiết sẽ bắt đầu từ việc lấy một mẫu mô bất kỳ trên cơ thể. Mô có thể được lấy tại bất cứ bộ phận nào, có thể là da, nội tạng như gan, thận,... Mẫu đã lấy sẽ được tiến hành kiểm tra với sự trợ giúp của kính hiển vi. Việc này sẽ cho ra kết quả xét nghiệm có độ chính xác cao rất đáng tin cậy.

Phương pháp xét nghiệm sinh thiết thường được sử dụng trong xét nghiệm ung thư. Hoặc nó cũng có thể được sử dụng để kiểm tra những bất thường trong chức năng. Một sự thay đổi bất thường về cấu trúc tế bào cũng có thể được phát hiện nhờ sinh thiết.

Sinh thiết hiện là phương pháp hữu hiệu nhất nhằm phát hiện các khối u và các bướu. Tuy nhiên, được yêu cầu làm xét nghiệm sinh thiết không có nghĩa rằng bạn bị ung thư. Các bác sĩ có thể sử dụng phương pháp này để tìm ra nguyên nhân của những thay đổi bất thường bên trong cơ thể người bệnh.

Sinh thiết là gì 1

Quy trình lấy mẫu sinh thiết cổ tử cung (Ảnh Internet)

3. Các loại xét nghiệm sinh thiết là gì?

Có rất nhiều những loại xét nghiệm sinh thiết. Chúng sẽ được bác sĩ lựa chọn theo khu vực bị nghi ngờ trên cơ thể người bệnh. Người bệnh sẽ được gây tê cục bộ trước khi thực hiện xét nghiệm sinh thiết. Do đó việc xét nghiệm sẽ khá nhẹ nhàng, không quá đau đớn.

- Định nghĩa về phương pháp sinh thiết tủy xương

Tủy xương là bộ phận có chức năng sản xuất ra các tế bào máu bên trong cơ thể. Nếu người bệnh bị nghi ngờ có bệnh về máu sẽ được thực hiện sinh thiết tủy xương.

Sinh thiết tủy xương sẽ giúp xác định được các chứng bệnh về máu như: Chứng thiếu máu; Nhiễm trùng máu; Bệnh bạch cầu; Ung thư hạch; Sự di căn của các tế bào ung thư đến xương;...

- Phương pháp sinh thiết nội soi

Nội soi sinh thiết là gì? Đây là phương pháp được sử dụng nhằm tiếp cận các mô ở bên trong cơ thể. Các mô này không thể nhìn và sờ thấy được. Bao gồm các loại mô tại phổi, bàng quang và đại tràng,...

Sinh thiết nội soi sẽ được thực hiện với một ống nội soi. Ống này có tích hợp đèn và camera giúp bác sĩ thu thập được mẫu xét nghiệm dễ dàng hơn. Ống nhỏ này sẽ đi vào cơ quan nội soi thông qua một vết mổ nhỏ; Qua các bộ phận niệu đạo, mũi, miệng hoặc trực tràng.

Thời gian thực hiện sinh thiết nội soi chỉ mất tối đa là 20 phút. Tuy nhiên nó sẽ dễ gây cảm giác khó chịu, đầy hơi hoặc đau họng cho người bệnh.

- Sinh thiết kim là gì và được thực hiện như thế nào?

Sinh thiết kim được sử dụng nhằm thu thập những mẫu da hoặc các mô dễ tiếp cận qua da. Có nhiều loại sinh thiết kim khác nhau và được liệt kê thành các dạng dưới đây:

Sinh thiết là gì 3

Sinh thiết kim thường được dùng để thu thập các mẫu da hoặc mô (Ảnh Internet)

- Phương pháp sinh thiết kim lõi sử dụng kim với kích thước lớn và trung bình. Những loại kim này có công dụng giúp dễ dàng tiếp cận các mô trung tâm. Ứng dụng của phương pháp này là dành cho việc lấy mô từ khối u trong vú để xét nghiệm.

- Phương pháp sinh thiết kim nhỏ sử dụng kim nhỏ gắn vào ống tiêm. Phương pháp này cho phép rút những mẫu dịch, chất lỏng và những tế bào trên cơ thể. Phương pháp sinh thiết kim nhỏ thường sử dụng với những khối u, bướu sờ thấy được.

- Phương pháp sinh thiết tựa trục được dùng với những trường hợp như sau: Những khu vực trên cơ thể không thể sờ thấy được; Nhưng lại có thể quan sát thấy thông qua hình ảnh chụp X-quang hoặc chụp CT. Có thể kể đến như phổi, gan, dạ dày,...

- Phương pháp sinh thiết được hỗ trợ bằng thiết bị hút chân không. Phương pháp này giúp hạn chế những tổn thương trên cơ thể, hạn chế sẹo. Thường sẽ được sử dụng trong những xét nghiệm liên quan tới vú.

- Sinh thiết vùng da được thực hiện khi nào?

Nếu nhận thấy những dấu hiệu bất thường ở vùng da như: Phát ban; Những tổn thương không rõ nguyên nhân, không đáp ứng phác đồ điều trị của bác sĩ;... Bác sĩ điều trị có thể sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện sinh thiết trên da.

Phương thức thực hiện sinh thiết trên da như sau:

- Sử dụng thuốc gây tê cục bộ ở vùng da nghi ngờ cần lấy mẫu xét nghiệm;

- Sử dụng dao hoặc một dụng cụ thường dùng cho sinh thiết bấm. Lấy một mẫu nhỏ ở lớp biểu bì da trên cùng làm mẫu xét nghiệm;

- Gửi mẫu sinh thiết da vừa lấy được về phòng thí nghiệm;

- Mẫu sinh thiết sẽ được xét nghiệm để chẩn đoán những tình trạng có thể có ở bệnh nhân. Đó có thể là tình trạng nhiễm trùng da; Ung thư da; Viêm cấu trúc ở da hoặc ở mạch máu dưới da.

- Phương pháp nội soi hoặc phẫu thuật truyền thống trong sinh thiết là gì?

Khi những phương thức xét nghiệm sinh thiết bên trên không thực sự an toàn cho bệnh nhân; Hoặc chúng không mang lại kết quả chính xác mà bác sĩ cần và không thực sự hiệu quả:

Ở những trường hợp này, bác sĩ có thể sẽ cần thực hiện phẫu thuật để lấy mẫu; Hoặc thực hiện phương pháp nội soi đối với bệnh nhân tại vùng cần lấy mẫu. Đây được gọi là sinh thiết nội soi.

Sinh thiết là gì? Những điều cần biết về phương pháp xét nghiệm sinh thiết - Ảnh 5.

Phương pháp nội soi hoặc phẫu thuật truyền thống trong sinh thiết - Ảnh Internet

4. Quy trình thực hiện xét nghiệm sinh thiết

Trước khi xét nghiệm:

Trong quá trình chuẩn bị trước xét nghiệm sinh thiết, bệnh nhân cần:

- Làm xét nghiệm máu. Điều này giúp đánh giá tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, phát hiện một số căn bệnh. Đánh giá nguy cơ dị ứng với các chất sẽ tiếp xúc trong quá trình xét nghiệm.

- Cần giữ bụng đói trong vòng vài tiếng trước khi làm xét nghiệm.

- Kiêng một số loại thuốc và một số thực phẩm chức năng trong thời gian vài ngày. Điều này sẽ do bác sĩ chỉ định.

Trong quá trình làm xét nghiệm:

- Bệnh nhân sẽ được gây tê cục bộ tại vị trí cần lấy mẫu xét nghiệm. Với sinh thiết kim thì có thể chỉ gây tê nhẹ ngoài da ngay tại chỗ đâm kim. Đối với sinh thiết nội soi cần được gây tê toàn thân hoặc cục bộ tùy vào vị trí cần lấy mẫu.

- Thời gian thực hiện xét nghiệm sẽ kéo dài trong vào chục phút tới vài tiếng. Bệnh nhân cần giữ cho mình trạng thái thoải mái và tỉnh táo.

Sau khi làm xét nghiệm sinh thiết:

- Bệnh nhân cần được theo dõi sức khỏe tại bệnh viện trong vài giờ. Điều này sẽ đảm bảo rằng không có tác dụng phụ nguy hiểm nào xảy ra. Nếu có xuất hiện tình trạng chảy máu kín cũng sẽ được phát hiện và xử lý kịp thời.

- Bệnh nhân có thể cần làm thêm một số xét nghiệm khác. Điều này sẽ giúp bác sĩ đưa ra chẩn đoán chính xác và dễ dàng hơn.

5. Xét nghiệm sinh thiết có nguy hiểm không?

Xét nghiệm sinh thiết có thể gây ra một số biến chứng nhất định. Ví dụ như tình trạng chảy máu trong hoặc gây ra tổn thương cho vùng cần lấy mẫu.

Tuy nhiên, theo nhiều ghi nhận cho thấy tỉ lệ xảy ra biến chứng chỉ rơi vào khoảng 5%. Vì vậy phương pháp này vẫn được đánh giá là khá an toàn để thực hiện.

Xét nghiệm sinh thiết quan trọng trong quá trình tầm soát ung thư. Vì vậy, thực hiện xét nghiệm sinh thiết là điều cần thiết đối với mọi người. Những thông tin chung về xét nghiệm sinh thiết ở trên có thể sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quá trình thực hiện xét nghiệm này.


Tác giả: Bảo Nghi