Sinh non có nguy hiểm không?

Sinh non có nguy hiểm không?
Sinh non có nguy hiểm không, mức độ nguy hiểm như thế nào luôn là câu hỏi được rất nhiều mẹ bầu quan tâm.

Sinh non là trường hợp thai nhi sinh trước ngày dự sinh khoảng 3 tuần, tức là từ tuần 37 đổ về trước. Sinh non có nguy hiểm không, mức độ nguy hiểm như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

1. Dấu hiệu cảnh báo sinh non

- Chảy máu hoặc rỉ máu âm đạo

- Tăng tiết dịch âm đạo

- Đau quặn bụng dưới như khi hành kinh hoặc đau thắt từng cơn, cơn đau nhiều hơn 4 lần/giờ.

- Tăng áp lực lên khung xương chậu và âm đạo.

- Đau lưng, thường là phần dưới lưng, cơn đau không chấm dứt dù bạn đã thử nhiều cách để giảm đau.

Ảnh 2.

Sinh non có nguy hiểm không? (ảnh Internet).

Những dấu hiệu này khó phân biệt so với khi mang thai, đặc biệt là đau lưng và tăng áp lực lên khung xương chậu. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, nên thông báo ngay đến bác sĩ những bất thường của cơ thể.

2. Kĩ năng ứng biến nếu nghi ngờ sinh non

Nếu gặp phải những dấu hiệu cảnh báo sinh non bên trên, mẹ bầu cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất hoặc nhanh chóng liên hệ cho hộ sinh của bạn.

Trong trường hợp này, các bác sĩ sẽ theo dõi sự co thắt của cổ tử cung, kiểm tra nhịp tim của thai nhi và tiến hành xét nghiệm nước tiểu của mẹ bầu. Dựa và kết quả xét nghiệm nước tiểu của mẹ bầu, chuẩn đoán xem màng ối có bị vỡ hay không và có dấu hiệu viêm nhiễm nào hay không.

Tại đây, bác sĩ có thể lấy mẫu cổ tử cung và âm đạo của mẹ bầu để thử mức FFN (fibronectin) của bào thai. Nếu FFN ở mức cao, thì khả năng sinh non là điều chắc chắn sẽ xảy ra.

Ảnh 3.

Bất ngờ quặn bụng dưới có thể bạn sắp sinh non (ảnh Internet).

3. Sinh non có nguy hiểm không? 

Em bé sinh non nguy hiểm đến đâu phụ thuộc rất nhiều vào tuổi của thai nhi. Sinh non muộn khả năng sống xót của em bé sẽ cao hơn và bé ít khả năng mắc bệnh hơn.

Thông thường em bé sinh non từ tuần 33-36 của thai kỳ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn em bé sinh đủ tháng, tuy nhiên cũng không gặp những vấn đề quá nghiêm trọng.

Vậy bà bầu sinh non có nguy hiểm không và em bé có thể gặp những nguy cơ nào?

- Bị ngạt trong bụng mẹ hoặc bị ngạt trong quá trình sinh.

- Rối loạn thân nhiệt.

- Suy hô hấp.

- Nhiễm trùng, nặng hơn có thể dẫn đến "sốc" và tử vong.

- Nhẹ cân và mắc bệnh vàng da.

- Mắc các rối loạn tiêu hóa: nôn ói, tiêu chảy, đau trướng bụng, hoại tử ruột.

- Rối loạn huyết học.

- Bệnh lý thần kinh: co giật, trợn tròn mắt, quẹo cổ.

- Có nguy cơ bị mù vì dễ mắc bệnh võng mạc.

- Nhiễm trùng da dẫn đến nhiễm trùng máu v.v...

Em bé sinh non thường sẽ phải nuôi trong lồng kính với sự chăm sóc của các y bác sĩ và sự hỗ trợ của các thiết bị y tế hiện đại cho đến khi sức khỏe của em hoàn toàn ổn định.

Ảnh 4.

Em bé sinh non sẽ được chăm sóc trong lồng kính đến khi sức khỏe ổn định (ảnh Internet).

Câu trả lời cho câu hỏi "sinh non có nguy hiểm không" chính là CÓ. Sinh non vô cùng nguy hiểm, để giảm mức độ sinh non, mẹ bầu cần chăm sóc sức khỏe thật tốt, giữ cho tinh thần luôn vui vẻ, thoải mái và đừng quên phải thăm khám thai thường xuyên nhé! 

Tác giả: Yến Anh