Sinh non bao nhiêu tuần thì an toàn? Cần lưu ý gì khi chăm sóc trẻ sinh non?

Sinh non bao nhiêu tuần thì an toàn? Cần lưu ý gì khi chăm sóc trẻ sinh non?
Các mẹ bầu rất sợ sinh non vì những ảnh hưởng tiêu cực của việc sinh non đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Tuy nhiên, trên thực tế, sinh non không quá nguy hiểm. Vậy sinh non bao nhiêu tuần thì an toàn? Cần lưu ý gì khi chăm sóc trẻ sinh non?

Mang thai là hành trình hạnh phúc nhưng cũng đầy lo lắng của những người mẹ. Một trong những vấn đề khiến các mẹ bầu lo lắng là sinh non. Vậy sinh non là gì? Sinh non bao nhiêu tuần là an toàn?

1. Sinh non là gì?

Các bác sĩ cho biết, thai kỳ bình thường của các mẹ sẽ kéo dài từ 38 đến 42 tuần. Trong đó, phần lớn các thai phụ sẽ hạ sinh em bé vào tuần thứ 40 của thai kì. Tuy nhiên, không ít các em bé chào đời trước thời điểm đó. 

Những trường hợp em bé sinh ra khi thời gian phát triển trong bụng mẹ của bé nhỏ hơn 37 tuần tuổi được gọi là sinh non. Hay nói một cách khác, sinh non là hiện tượng mẹ chuyển dạ sớm khi thai kỳ chưa đủ tuần tuổi (thường ít hơn 35-37 tuần tuổi).

Sinh non bao nhiêu tuần thì an toàn? Cần lưu ý gì khi chăm sóc trẻ sinh non? - Ảnh 1.

Sinh non là hiện tượng mẹ chuyển dạ sớm khi thai kỳ chưa đủ tuần tuổi (thường ít hơn 35-37 tuần tuổi) - Ảnh Internet.

Đọc thêm: Thai nhi quay đầu khoảng bao lâu thì sinh? Khi nào thai nhi quay đầu?

Vậy tuổi thai nhi được tính như thế nào? Theo đó, tuổi thai nhi được tính dựa vào ngày đầu tiên chu kì kinh nguyệt gần nhất của mẹ. Những em bé sinh non tháng sẽ gặp các vấn đề về thể chất, trí tuệ nhiều hơn so với những bé sinh đủ tháng do thời gian phát triển của bé trong bụng mẹ bị rút ngắn.

Theo thống kê trên toàn thế giới, tỉ lệ sinh non đang ngày càng gia tăng và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ sơ sinh. 

Hiện tượng sinh non được phân loại như sau: 

- Dưới 28 tuần tuổi:  Trẻ sinh cực non.

- Từ 28 đến 32 tuần tuổi: Trẻ sinh rất non.

- Từ 32 đến 36 tuần tuổi: Trẻ sinh non muộn.

Trên thực tế, các biểu hiện phổ biến ở trẻ sinh non bao gồm nhẹ cân, phổi chưa có khả năng hoạt động độc lập, não bộ và một vài bộ phận khác như mắt, tai,... chưa hoàn thiện. 

Vậy biểu hiện của sinh non là gì? Các bác sĩ cho biết, các dấu hiệu của sinh non sẽ xuất hiện trước trước 37 tuần, bao gồm những biểu hiện điển hình như cơn co tử cung quá sớm, chảy máu âm đạo, vỡ ối...

2. Sinh non bao nhiêu tuần thì an toàn?

Theo các thống kê trên thế giới, hiện nay có khoảng 15 triệu trẻ sinh non mỗi năm và đang lưu ý là tỉ lệ này có xu hướng tăng ở các nước đang phát triển. Vậy sinh non bao nhiêu tuần là an toàn? 

Các chuyên gia cho biết, sinh non bao nhiêu tuần là an toàn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như số tuần tuổi của bé, giới tính, cân nặng, gen di truyền...

Cụ thể, các nghiên cứu cho thấy cơ hội sống sót đối với trẻ sinh non nhỏ hơn 23 tuần tuổi là gần như bằng 0%, với trẻ đủ 23 tuần tuổi thì cơ hội sống là 15%, với trẻ 24 tuần là 55% và với những bé sinh ra ở 25 tuần trở lên thì cơ hội sống sót lên tới 80%. Trong khi đó, chỉ số này tăng lên đến 90% với những bé sinh từ 28-36 tuần. Như vậy, số tuần tuổi càng cao thì cơ hội sống sót của trẻ càng lớn. 

Ngoài ra, cần lưu ý, các trẻ snh non thường có nguy cơ dễ mắc các căn bệnh liên quan đến não, hệ thần kinh, khuyết tật các chi… Những nguy cơ sức khỏe này sẽ giảm dần, tỷ lệ nghịch với số tuần tuổi của trẻ.

Bên cạnh đó, trẻ sinh non bao nhiêu tuần thì an toàn còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác như giới tính (bé gái thường có cơ hội cao hơn bé trai), bé sinh đơn hay sinh đôi. Các thống kê cho thấy những bé sinh non là bé gái thường có cơ hội sống sót và phát triển bình thường cao hơn bé trai. 

Sinh non bao nhiêu tuần thì an toàn? Cần lưu ý gì khi chăm sóc trẻ sinh non? - Ảnh 3.

Trẻ sinh non bao nhiêu tuần thì an toàn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau - Ảnh Internet.

Với yếu tố cân nặng, các thống kê cho thấy với những bé có cân nặng trên 800 gram thì tỉ lệ sống sót lên đến 90%. Trong khi đó, tỉ lệ này giảm xuống chỉ còn 40-50% nếu trẻ chỉ đạt cân nặng 500 gam, chưa kể có trường hợp bé có thể tử vong ngay khi vừa sinh ra.

Ngoài các yếu tố trên, trẻ sinh non bao nhiêu tuần thì an toàn còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của mẹ. Nếu mẹ có tiền sử mắc các căn bệnh về tim, huyết áp, gặp biến chứng khi sinh...thì cơ hội sống sót cũng như phát triển bình thường của bé thấp hơn so với các trẻ sinh non mà người mẹ có sức khỏe tốt. 

Ngoài ra, trình độ y học cũng là yếu tố quan trọng quyết định tới sự an toàn của trẻ khi sinh non. Hiện nay, với sự tiến bộ vượt bậc của y học cũng như trình độ của đội ngũ bác sĩ, tỉ lệ trẻ em sinh non tử vong đã giảm đáng kể, đặc biệt là tại các nước phát triển. 

Như vậy, trẻ sinh non bao nhiêu tuần thì an toàn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, chứ không chỉ dựa vào yếu tổ số tuần tuổi của trẻ khi sinh ra. Tuy nhiên, để ổn định sức khỏe cũng như sự phát triển trí não của các bé sinh non, các mẹ cần nắm được cách chăm sóc trẻ sinh non đúng cách.

3. Những lưu ý khi chăm sóc trẻ sinh non

Các bé sinh non đòi hỏi chế độ chăm sóc đặc biệt hơn so với nhừng trẻ em sinh đủ tháng. Các bác sĩ cho biết, chế độ  chăm sóc này cần phải duy trì trong thời gian khá dài, ngay khi bé được trở về nhà. Cụ thể, khi chăm sóc trẻ sinh non, cần lưu ý những vấn đề cụ thể sau:

- Khi vừa ra khỏi bụng mẹ, vì phổi của các bé chưa được hoàn thiện nên bé cần hỗ trợ các phương tiện hỗ trợ hô hấp để duy trì sự sống.

- Sử dụng các phương pháp ủ ấm: Bé cần được ủ ấm bằng các phương pháp khác nhau, tùy vào trường hợp cụ thể. Trên thực tế, bé có thể được ủ ấm trong lồng ấp khi sinh quá non, hoặc có thể ủ ấm cho bé bằng cách nằm kề sát ngực mẹ hoặc các dụng cụ ủ ấm khác. Trong những ngày tiếp theo, bé luôn phải được đội mũ, đeo bao tay và bao chân. Nhiệt độ trong phòng nên duy trì từ 28-35 độ C và độ ẩm khoảng 60-70%.

- Luôn sử dụng nước ấm, khăn khô khi vệ sinh cho trẻ. Lưu ý, nên hạn chế mức độ vệ sinh trong những tuần đầu tiên, duy trì từ 1-2 lần/tuần.

- Trẻ sinh non cần có chế độ dinh dưỡng riêng, phù hợp với tình trạng của từng bé. Tuy nhiên, ưu tiên hàng đầu vẫn là sữa mẹ.

Sinh non bao nhiêu tuần thì an toàn? Cần lưu ý gì khi chăm sóc trẻ sinh non? - Ảnh 3.

Sữa mẹ cần được ưu tiên hàng đầu với trẻ sinh non - Ảnh Internet.

Đọc thêm: Hướng dẫn mẹ sau sinh cách kích sữa bằng tay giúp sữa về tràn trề

- Cần đặc biệt lưu ý, các công cụ tiếp xúc với trẻ cần được tiệt trùng 100%,  tránh việc xâm nhập của vi khuẩn vào cơ thể bé vì hệ miễn dịch của trẻ sinh non rất yếu.

Khi bé đã được ra viện, gia đình cần thực hiện đúng những chỉ dẫn của bác sĩ. Tốt nhất, trẻ nên được giám sát, theo dõi bởi bác sĩ, y tá có trình độ để đảm bảo sự phát triển của bé, ngăn chặn kịp thời các trường hợp đáng tiếc xảy ra. 

Trên đây là những thông tin về hiện tượng sinh non cũng như giải đáp thắc mắc trẻ sinh non bao nhiêu tuần thì an toàn cũng như những lưu ý khi chăm sóc trẻ sinh non. Cần lưu ý, mỗi trẻ là một cá thể riêng biệt, nên cha mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ khi chăm sóc các bé.

https://suckhoehangngay.vn/suc-khoe-sinh-san.html

 

https://suckhoehangngay.vn/sinh-non-bao-nhieu-tuan-thi-an-toan-can-luu-y-gi-khi-cham-soc-tre-sinh-non-20220316005730342.htm
Tác giả: Ngọc Điệp