Sau tuổi dậy thì có còn phát triển chiều cao được nữa không?

Sau tuổi dậy thì có còn phát triển chiều cao được nữa không?
Dậy thì thành công với một chiều cao lý tưởng quả thực là điều vô cùng tuyệt vời. Thế nhưng, không phải ai cũng có thể đạt mức chiều cao mong muốn, thậm chí sau khi đã kết thúc giai đoạn dậy thì. Liệu sau tuổi dậy thì có cao được không?

1. Những yếu tố quyết định chiều cao

Chiều cao là vấn đề được quan tâm rất nhiều trong thời đại ngày nay vì nếu sở hữu chiều cao lý tưởng đồng nghĩa với việc bạn sẽ có nhiều lợi thế hơn trong công việc và cuộc sống hằng ngày. 

Có được chiều cao đáng mơ ước liên quan đến các yếu tố khác nhau như gen di truyền hay chế độ dinh dưỡng,...

Gen di truyền

Các nhà khoa học cho rằng yếu tố di truyền ảnh hưởng 60% đến 80% chiều cao cuối cùng của mỗi người. Trong khoảng thời gian từ 1 tuổi đến giai đoạn dậy thì, chiều cao của chúng ta trung bình tăng khoảng 5 cm mỗi năm. Khi bước vào tuổi dậy thì, tốc độ phát triển chiều cao nhanh hơn, đạt mức tăng gấp đôi khoảng 10 cm mỗi năm. Tuy nhiên, tốc độ phát triển chiều cao ở mỗi người sẽ khác nhau.

Sau tuổi dậy thì có còn phát triển chiều cao được nữa không? - Ảnh 2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao gồm: gen di truyền, giới tính, chế độ dinh dưỡng, hoạt động thể chất,... (Ảnh: Internet)

Giới tính

Giới tính là một yếu tố sinh học khác đóng vai trò quyết định tổng chiều cao của một người. Nữ giới thường có chiều cao thấp hơn nam giới trong cùng độ tuổi. Ngay khi bước vào tuổi dậy thì, các bạn nữ sẽ nhận thấy rõ sự phát triển chiều cao với mức tăng khoảng 5.08 cm, còn các bạn nam sau khi kết thúc tuổi dậy thì chiều cao mới phát triển rõ rệt. 

Chính vì vậy, con trai có thêm khoảng 2 năm phát triển chiều cao bình thường như một đứa trẻ trước khi dậy thì. Cũng vì điều này, nam giới thường cao hơn nữ giới khoảng 13 cm khi trưởng thành.

Chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng cũng ảnh hưởng một phần đến chiều cao của bạn. Nếu khẩu phần ăn hằng ngày, đặc biệt trong giai đoạn phát triển, không bổ sung các chất như vitamin D, canxi, sắt, và kẽm, chiều cao cũng sẽ bị hạn chế.

Hoạt động thể chất

Hoạt động thể chất cũng đóng vai trò trong sự phát triển chiều cao vì hoạt động thể chất sẽ thúc đẩy việc giải phóng hormone tăng trưởng.

Sau tuổi dậy thì có còn phát triển chiều cao được nữa không? - Ảnh 2.

Hoạt động thể chất đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển chiều cao. (Ảnh: Internet)

Giấc ngủ

Giấc ngủ có liên quan mật thiết đến sự bài tiết hormone tăng trưởng. Vì vậy, ngay từ nhỏ, nếu trẻ em ngủ càng sâu (trên 1 tiếng), lượng hormone tăng trưởng bài tiết càng tăng.

Thêm vào đó, theo các bằng chứng khoa học, chiều cao của chúng ta khi còn nhỏ phát triển mạnh vào ban đêm do chiều dài xương tăng trưởng. Khi ngủ đúng tư thế, xương và sụn không phải chịu sức ép hay áp lực nào cả, nên quá trình phát triển của xương không bị ảnh hưởng.

Ngoài các yếu tố quyết định chiều cao nêu trên, yếu tố môi trường và điều kiện sống,... cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển chiều cao của mỗi người.

Đọc thêm:

 - Trẻ uống nhiều sữa có gây dậy thì sớm không? Uống sữa công thức có gây dậy thì sớm không? 

Dậy thì có làm mũi cao lên không? Các bài tập giúp mũi cao hơn

2. Sau tuổi dậy thì có cao được không?

Sau tuổi dậy thì chắc hẳn có bạn không hài lòng với chiều cao của mình và ước giá như mình có thể cao hơn. Vậy có biện pháp nào giúp tăng chiều cao sau tuổi dậy thì hay không? Sau tuổi dậy thì có cao được không?

Khi bước sang tuổi 18, hầu hết các nỗ lực làm tăng chiều cao đều không hiệu quả, ngay cả khi bạn có chế độ dinh dưỡng và tập luyện tốt. Nguyên nhân chúng ta không thể cao được nữa ở độ tuổi 18 trở lên là do sụn tăng trưởng ở hai đầu xương đã đóng hoàn toàn.

Trong độ tuổi 14 đến 15, phần lớn nữ giới sẽ đạt chiều cao đầy đủ của người trưởng thành, còn nam giới thường phát triển chiều cao đầy đủ ở độ tuổi 16. 

Sau tuổi dậy thì chúng ta sẽ không thể phát triển chiều cao nữa, tuy nhiên vẫn có các cách giúp chúng ta nhìn trông cao hơn, tự tin hơn.

3. Phương pháp giúp cải thiện chiều cao sau tuổi dậy thì hiệu quả

Giữ tư thế đứng và ngồi thẳng

Tư thế đứng và ngồi đúng không chỉ giúp chúng ta trông cao hơn mà còn giúp ngăn ngừa đau đầu và đau lưng.

Tư thế đứng đúng giúp cải thiện chiều cao:

- Đặt hai bàn chân rộng bằng vai, không đặt trọng lượng cơ thể lên gót chân mà cần phân bố đều trên cả hai chân.

- Giữ vai thẳng và song song với mặt đất khi đứng

- Ưỡn ngực

- Ngẩng cao đầu sao cho vuông góc với cột sống

Tư thế ngồi đúng:

- Giữ chân phẳng trên sàn khi ngồi

- Điều chỉnh độ cao của ghế, sao cho đùi vẫn song song với sàn trong khi đặt chân trên sàn

- Tránh bắt chéo chân

- Hỗ trợ lưng bằng cách sử dụng một chiếc gối nhỏ hoặc khăn dày để vai được thoải mái

Tăng cường tập luyện cơ bắp lõi

Các cơ cốt lõi hay còn gọi là cơ Core là các cơ ở bụng và dọc theo cột sống. Các cơ này giúp hỗ trợ cột sống. Khi các cơ này quá yếu, cột sống không được nâng đỡ như trước khiến cột sống chùng xuống làm ảnh hưởng đến chiều cao.

Sau tuổi dậy thì có còn phát triển chiều cao được nữa không? - Ảnh 4.

Tập luyện để tăng cường cơ bắp cốt lõi là biện pháp hữu ích giúp cải thiện chiều cao (Ảnh: Internet)

Vì vậy, việc tập luyện để tăng cường cơ bắp cốt lõi là biện pháp hữu ích giúp cải thiện chiều cao. Bạn có thể áp dụng các bài tập như plank, gập bụng,...

Chắc hẳn sau khi đọc nội dung bài viết trên đây bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi “Sau tuổi dậy thì có cao được không?”. Tuy sau tuổi dậy thì chúng ta không thể tăng chiều cao được nữa nhưng vẫn có những cách giúp chúng ta cải thiện chiều cao và tăng cường sức khỏe dễ dàng áp dụng. 

Nguồn tham khảo: 

1. Can adults grow taller? 

2. Is It Possible to Increase Your Height After 18?


https://suckhoehangngay.vn/sau-tuoi-day-thi-co-con-phat-trien-chieu-cao-duoc-nua-khong-20220408174113554.htm
Tác giả: Phạm Trang