Sau tiêm phòng viêm gan B cho trẻ có thể gặp những phản ứng phụ nào?

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Sau tiêm phòng viêm gan B cho trẻ có thể gặp những phản ứng phụ nào?
Tiêm phòng viêm gan B cho trẻ là biện pháp tốt nhất trong việc phòng tránh viêm gan B kể cả đối với trẻ sơ sinh và trẻ em. Liều tiêm chủng vaccine viêm gan B cho trẻ cần tuân thủ đủ mũi ban đầu và mũi nhắc lại đểđể phòng tránh hiệu quả nhất.

1. Tiêm phòng viêm gan B cho trẻ có thể gặp những phản ứng phụ nào?

- Chỗ tiêm bị đau hoặc sốt nhẹ

Sau khi tiêm phòng viêm gan B cho trẻ ở vị trí tiêm có thể bị đau hoặc trẻ có thể bị sốt nhẹ vài ngày sau đó. Vấn đề sốt sau khi tiêm được đánh giá khi trẻ sốt từ 37,7 độ C trở lên. Sau 1 - 2 ngày thì biểu hiện này sẽ biến mất.

Nếu như quá 1, 2 ngày tiêm phòng viêm gan B cho trẻ mà dấu hiệu không biến mất thì cần phải liên hệ với bác sĩ để được hỗ trợ.

- Dị ứng

Những biểu hiện dị ứng nghiêm trọng sau khi tiêm phòng viêm gan B cho trẻ có thể gặp là phát ban, sưng cổ, sưng mặt, khó thở, tim đập nhanh, chóng mặt,... Nếu những dấu hiệu này ngày càng trở nên tồi tệ và không thể biến mất sau vài ngày thì cần báo ngay cho bác sĩ tránh nguy hiểm tới tính mạng cho trẻ.

Còn về thông thường thì những phản ứng phụ này sẽ bắt đầu một vài phút đến một vài giờ sau khi tiêm và kết thúc cũng ngay sau đó.

- Các phản ứng khác

Một vài phản ứng phụ khác sau khi tiêm phòng viêm gan B cho trẻ là choáng váng, ngất xỉu,.. Để tránh nguy hiểm sau khi tiêm cha mẹ nên cho con ngồi nghỉ hoặc nằm xuống khoảng 15 phút. Nếu những thay đổi về thị lực hay thính lực (mờ mắt, ù tai) xảy ra thì cần phải thông báo ngay cho bác sĩ.

Ở một số trẻ có thể gặp hiện tượng đau vai nặng sau khi tiêm phòng viêm gan B cho trẻ, tuy nhiên những ca này rất hiếm khi xảy ra. 

Cuối cùng, cũng giống như bất kỳ một loại thuốc, vaccine nào khác, những rủi ro khi tiêm phòng gây tổn thương nghiêm trọng tới cơ thể vẫn có thể xảy ra và thậm chí là tử vong.

Có một số tin ngoài lề về mối liên quan giữa vắc xin viêm gan B với hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) hoặc bệnh tự miễn như chứng đa xơ cứng hoặc tiểu đường, nhưng vẫn chưa có cơ sở khoa học nào xác nhận được mức độ chính xác của những thông tin này.

Nếu con bạn có phản ứng bất thường nào đối với loại vắc xin này hoặc bất kỳ loại vắc xin nào khác, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được theo dõi và can thiệp kịp thời.

2. Trường hợp không nên tiêm phòng viêm gan B cho trẻ

Bởi vì mũi tiêm phòng viêm gan B cho trẻ có ít nhất là 3 mũi, vì thế mà nếu như trẻ gặp bất kỳ một phản ứng phụ nào nguy hiểm tới tính mạng ở mũi tiêm trước đây thì không nên thực hiện tiêm phòng viêm gan B cho trẻ nữa.

Với những trường hợp bé nhà bạn bị dị ứng với men nở (men dùng để làm bánh mì) thì cũng không nên tiêm phòng viêm gan B cho trẻ nguyên nhân là vì vaccine viêm gan B được chiết từ loại nấm làm men này.

Ngoài ra với những trẻ bị cảm, sốt ở bất kỳ mức độ nào cũng cần phải để cơ thể phục hồi hoàn toàn mới có thể thực hiện tiêm phòng viêm gan B cho trẻ.

Lưu ý đặc biệt với trường hợp muốn tiêm phòng viêm gan B cho trẻ sinh non, đó là vaccine này không hiệu quả đối với trẻ sinh non nếu như trẻ sinh ra bị nhiễm virus viêm gan B trước khi được tính 1 tháng tuổi. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ về thời điểm tiêm phòng viêm gan B thích hợp cho trẻ nếu trẻ bị sinh non và muốn phòng ngừa.


Tác giả: Phạm Thanh