Sau tái tạo lưỡi cho bệnh nhân ung thư lưỡi có bị mất vị giác không?

Tham vấn chuyên môn: - Bác sĩ Chuyên khoa I Bệnh viện Quân Y 108
Sau tái tạo lưỡi cho bệnh nhân ung thư lưỡi có bị mất vị giác không?
Đối với bệnh nhân ung thư lưỡi, phẫu thuật tái tạo lưỡi là rất cần thiết để giúp bệnh nhân phục hồi chức năng và lấy lại thẩm mỹ. Hầu hết các chức năng của lưỡi sau tái tạo lưỡi cho bệnh nhân ung thư lưỡi đều hồi phục tốt, trong đó có chức năng vị giác.

1. Vì sao cần tái tạo lưỡi cho bệnh nhân ung thư lưỡi?

Ung thư lưỡi là loại ung thư phổ biến thường gặp, chiếm tỉ lệ trên 25% các loại ung thư vùng khoang miệng. Để điều trị ung thư lưỡi, người ta có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau, trong đó có phẫu thuật. Tuy nhiên, khi phẫu thuật cắt bỏ một phần lưỡi bệnh nhân sẽ gặp một số khiếm khuyết về chức năng do lưỡi đảm nhận và mất đi sự thẩm mỹ.

Vì vậy để nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân, sau khi phẫu thuật cắt bỏ một phần lưỡi để điều trị bác sĩ sẽ tiến hành tái tạo lưỡi cho bệnh nhân ung thư lưỡi với mục đích tạo lại sự thẩm mỹ cũng như phục hồi tối đa các chức năng đã mất của phần lưỡi bị cắt bỏ.

Để tái tạo lưỡi cho bệnh nhân ung thư lưỡi, bù đắp phần khuyết hổng bị thiếu do phẫu thuật, người ta thường sử dụng các mảnh ghép tự thân trên cơ thể bệnh nhân. Nơi cho mảnh ghép rất đa dạng từ vạt da, vạt cơ cho đến các vạt tự do.

Tùy thuộc vào mức độ khuyết hổng của lưỡi mà bác sĩ có thể chỉ định thực hiện bằng các phương pháp tạo hình, tái tạo lưỡi khác nhau. Thông thường, khi bệnh nhân cắt bỏ dưới 50% lưỡi, bệnh nhân sẽ chỉ cần ghép vạt da để che mặt cắt, nhưng khi bệnh nhân phải cắt bỏ lớn hơn 50% lưỡi, yêu cầu tái tạo lại lưỡi cho bệnh nhân ung thư lưỡi là chỉ định cần thiết.

2. Vị giác của bệnh nhân sau phẫu thuật có bị ảnh hưởng không?

Sau phẫu thuật tạo hình, tái tạo lưỡi cho bệnh nhân ung thư lưỡi, vấn đề được cả bệnh nhân và người nhà quan tâm hàng đầu là sự khôi phục các chức năng của lưỡi (khả năng nói, khả năng nuốt, nhai và vị giác) như thế nào. Trong đó, vị giác giác liệu có bị ảnh hưởng hay không là sự thắc mắc của rất nhiều người.

Cần biết, một người cảm nhận được vị giác là nhờ vào các nụ vị giác trong khoang miệng, mỗi nụ vị giác này được cấu tạo từ hàng nghìn tế bào được sắp xếp thành hình củ hành liên kết với dây thần kinh nên chúng có khả năng truyền thông tin vị giác về não. Các nụ này tập trung chủ yếu tại mặt trên của lưỡi trải đều từ đầu lưỡi đến gốc lưỡi và rải rác tại các vùng trong khoang miệng.

Đối với các trường hợp được tái tạo lưỡi cho bệnh nhân ung thư lưỡi, kể cả khi bệnh nhân được tái tạo lưỡi bằng các vạt da, vạt cơ, và vạt tự do thì tại vạt ghép cũng không thể xuất hiện các nụ vị giác để giúp bệnh nhân có thể cảm nhận lại vị giác tại vị trí ghép. Tuy nhiên, không vì vậy mà khiến bệnh nhân bị suy giảm vị giác nhiều.

Trên thực tế khả năng vị giác của bệnh nhân vẫn được duy trì tương đối tốt kể cả sau khi phẫu thuật tái tạo lưỡi cho bệnh nhân ung thư lưỡi. Điều này bởi, tuy phẫu thuật tái tạo lưỡi cho bệnh nhân ung thư lưỡi khiến bệnh nhân mất một phần nụ vị giác tại vị trí vạt ghép, nhưng bệnh nhân vẫn còn rất nhiều nụ vị giác khác tại các phần còn lại của lưỡi và rải rác trong khoang miệng.

Những nụ còn lại này sẽ hoạt động bù trừ để đảm bảo khả năng vị giác và nếm thức ăn của bệnh nhân. Nhờ vậy mà sau phẫu thuật tái tạo lưỡi cho bệnh nhân ung thư lưỡi, bệnh nhân vẫn có khả năng vị giác khá bình thường.

Có thể thấy rằng, mặc dù lưỡi mới được tái tạo nhờ các mảnh ghép không có chức năng vị giác, nhưng nhờ những phần còn lại của lưỡi mà khả năng vị giác sau phẫu thuật tái tạo lưỡi cho bệnh nhân ung thư lưỡi sẽ không bị ảnh hưởng nhiều.

Nguồn dịch tham khảo: https://oralcancernews.org/wp/tongue-reconstruction/


Tác giả: QN