Sau “nấm đen”, Ấn Độ báo động nguy cơ nhiễm “nấm trắng” ở bệnh nhân COVID-19

Sau “nấm đen”, Ấn Độ báo động nguy cơ nhiễm “nấm trắng” ở bệnh nhân COVID-19
Sau cảnh báo về tình trạng nhiễm nấm đen, các chuyên gia y tế Ấn Độ cũng đang báo động về nguy cơ các bệnh nhân COVID-19 có thể nhiễm nấm trắng.

Nấm trắng được cho là có nguy cơ gây tử vong cao hơn nấm đen. Đã xuất hiện các trường hợp liên quan đến nhiễm nấm trắng ở các bang Patna, Bihar và nhiều trường hợp khác có thể chưa được chẩn đoán trong giai đoạn này.

Theo những gì được biết cho đến nay, nhiễm trùng nấm trắng có thể nặng hơn, gây ra nhiều triệu chứng hơn. Tuy nhiên không giống như những dấu hiệu đặc trưng của nhiễm trùng có thể nhìn thấy được như hình thành vảy đen, sưng một bên mặt, bệnh nhân nhiễm trùng nấm trắng chỉ có thể phát hiện được bằng cách tiến hành scan ngực giống Chụp cắt lớp vi tính độ phân giải cao.

1. Nấm trắng là gì và lây sang người như thế nào?

Nhiễm trùng nấm trắng và đen đều do nấm mốc, được gọi là 'mucormycetes' có trong môi trường. Mặc dù bệnh không lây, nhưng một người có thể dễ dàng hít phải nấm mốc, sau đó nấm mốc lan rộng đến các cơ quan quan trọng trong cơ thể và gây ra các biến chứng. 

Điều quan trọng cần lưu ý là những bệnh nhân COVID-19 đang trong giai đoạn suy giảm miễn dịch có thể bị nhiễm trùng nếu họ tiếp xúc với bất kỳ bề mặt nào có chứa các loại nấm mốc này, chẳng hạn như nước và các môi trường mất vệ sinh khác.

Sau “nấm đen”, Ấn Độ báo động nguy cơ nhiễm “nấm trắng” ở bệnh nhân COVID-19 - Ảnh 2.

Nhiễm trùng nấm trắng và đen đều do nấm mốc, được gọi là 'mucormycetes' có trong môi trường (Ảnh: VoV)

Đọc thêm:

Phân loại nấm da theo chủng nấm gây bệnh

Mặc dù nhiễm nấm đen nguy hiểm, nhưng điều làm cho nhiễm nấm trắng thậm chí còn gây chết người hơn là do cách thức lây lan và gây tổn thương sâu sắc đến các cơ quan quan trọng trong cơ thể. Nó có khả năng ảnh hưởng đến não, cơ quan hô hấp, đường tiêu hóa, thận, móng tay hoặc thậm chí cả vùng kín…

2. Nhóm có nguy cơ?

Giống như nhiều bệnh nhiễm trùng khác, nhiễm trùng nấm trắng tác động đến sức khỏe nghiêm trọng ở những người có ngưỡng miễn dịch thấp. Vì vậy, một người có khả năng miễn dịch thấp, hoặc mắc các bệnh đi kèm khác hay sử dụng thuốc ức chế miễn dịch có nguy cơ cao bị nhiễm nấm trắng. 

Những người mắc các bệnh như tiểu đường, ung thư và các bệnh đi kèm khác, đòi hỏi sử dụng steroid liên tục cũng có thể đối mặt với nguy cơ bị nhiễm trùng.Một số báo cáo cũng dẫn chứng rằng phụ nữ và trẻ em phải đối mặt với nguy cơ lây nhiễm cao hơn.

Các bác sĩ cũng cảnh báo rằng giống như nấm đen, nấm trắng cũng có thể lây lan khi một người tiếp xúc với các bề mặt không đảm bảo vệ sinh. Đặc biệt, đối với những bệnh nhân được hỗ trợ oxy kéo dài, trong đó nguồn nước có thể bị ô nhiễm cũng có thể là nguồn lây truyền. Đó cũng là lý do tại sao các bác sĩ nhận thấy sự gia tăng các trường hợp nấm trắng được báo cáo trong số các bệnh nhân COVID-19 nhập viện. 

Ví dụ, việc sử dụng nước máy/nước chưa lọc trong máy tạo ẩm/ bình oxy có thể khiến bệnh nhân dễ mắc các triệu chứng nấm trắng. Đây cũng là một trong những lý do khiến công tác vệ sinh môi trường cần được đặc biệt chú trọng vào thời điểm như hiện nay.

3. Các triệu chứng nhiễm nấm trắng và khác biệt so với nấm đen?

Sau “nấm đen”, Ấn Độ báo động nguy cơ nhiễm “nấm trắng” ở bệnh nhân COVID-19 - Ảnh 4.

Nhiều trường hợp những người nhiễm nấm trắng đều có các triệu chứng hô hấp tương tự như COVID-19, nhưng cuối cùng kết quả xét nghiệm âm tính với virus. Các ý kiến chuyên gia cho rằng, chụp X-quang hoặc chụp cắt lớp vi tính ngực có thể dự đoán chính xác mức độ nghiêm trọng của bệnh và các cơ quan quan trọng của cơ thể bị ảnh hưởng như thế nào. 

Triệu chứng của bệnh cũng có thể biểu hiện tương tự như nhiễm nấm đen trong một số trường hợp. Tuy nhiên, đối với những trường hợp bị nhiễm trùng nặng, khi nấm lan đến phổi sẽ thấy các triệu chứng phức tạp hơn.

4. Các biến chứng hô hấp có thể gặp

Sau “nấm đen”, Ấn Độ báo động nguy cơ nhiễm “nấm trắng” ở bệnh nhân COVID-19 - Ảnh 5.

Mặc dù chưa có đủ thông tin về vấn đề này, hầu hết các bác sĩ cho rằng nấm trắng có thể ảnh hưởng đến ngực và phổi. Do đó một người nhiễm nấm trắng có thể gặp các triệu chứng như ho, đau ngực, khó thở. Ngoài ra, nhiễm trùng cũng có thể gây ra các triệu chứng viêm khác, chẳng hạn như sưng tấy, nhiễm trùng, đau đầu dai dẳng và đau cơ thể

5. Phương pháp điều trị nấm trắng

Các báo cáo cho thấy hầu hết các bệnh nhân được chẩn đoán mắc nấm trắng đang được điều trị bằng thuốc chống nấm và hồi phục tốt. Do đó, phương pháp điều trị duy nhất được biết đến bao gồm thuốc trị nấm./.


Tác giả: OV