Virus Corona mới (2019-NCoV) là chủng virus thuộc họ corona từng gây ra hai đại dịch cho thế giới là Hội chứng viêm đường hô hấp ở vùng Trung Đông còn gọi là MERS-CoV và Hội chứng hô hấp cấp tính nặng gọi là SARS-CoV.
Chủng mới này bước đầu được xác nhận là khởi nguồn từ chợ Hải Sản của Vũ Hán, virus sống trên cơ thể động vật lây sang người; sau đó từ người này lây sang người khác với tốc độ lây lan nhanh do cơ thể người chưa từng tiếp xúc với chủng này nên cơ thể chưa có miễn dịch.
Việc tiếp xúc với người đi từ vùng dịch về, người đang nhiễm virus corona 2019 nCoV hay chăm sóc người bị bệnh (trực tiếp hoặc gián tiếp gần trong phạm vi từ 1- 2m) đều làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Những ca bị nhiễm virus 2019 nCoV có biểu hiện cấp tính gồm ho, khó thở và sốt trên 38 độ. Bệnh có thể biến chứng nặng tới viêm phổi, suy hô hấp và thậm chí là tử vong. Các chuyên gia đặc biệt khuyến cáo nhóm người dễ bị tiến triển nặng hơn so với
Người nhiễm nCoV có các triệu chứng cấp tính: ho, sốt, khó thở, có thể diễn biến đến viêm phổi nặng, suy hô hấp cấp tiến triển và tử vong; đặc biệt ở những người có bệnh mạn tính, suy giảm miễn dịch.
Tính tới 10h ngày 01/02/2020, số người mắc bệnh trên thế giới: 11.951 trường hợp, 259 người tử vong. Việt Nam đã có 06 trường hợp mắc nCoV. Trong đó: 02 cha con người Trung Quốc (01 người đã khỏi); 03 công dân Việt Nam đều trở về từ Vũ Hán, Trung Quốc; 01 công dân Việt Nam là lễ tân có tiếp xúc gần với 2 cha con người Trung Quốc.
Các chuyên gia cho biết trung bình thời gian ủ bệnh của virus corona là 14 ngày nghĩa là từ lúc bị lây cho tới lúc có biểu hiện lâm sàng ra bên ngoài là 14 ngày. Chính điều này đã gây ra khó dễ cho việc phát hiện sớm bệnh nhân để tiến hành cách ly tránh lây nhiễm cộng đồng.
Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khẳng định với cơ quan báo chí thì, bạn chỉ mắc bệnh khi tiếp xúc với nguồn bệnh (nguồn lây).
TS. Phu cũng cho biết các đối tượng có nguy cơ lây nhiễm nCoV cao nhất bao gồm:
- Người trở về từ vùng dịch
- Người có tiếp xúc (tiếp cận) trực tiếp hay gián tiếp (trong khoảng cách gần) với những người đi từ vùng dịch về hay do chung sống sinh hoạt chung với những người nhiễm virus, đi chung máy bay hay tàu xe; những nơi đông người như sân bay, cửa khẩu tiếp xúc với người bệnh.
- Người chăm sóc trực tiếp cho bệnh nhân bị nhiễm virus nCoV
- Người tiếp xúc với hải sản, với động vật tại vùng dịch.
Mới đây thì theo một nghiên cứu mới của Bộ Y tế thuộc bang New South Wales của Australia đã đưa ra cảnh báo quan trọng: Virus corona mới (2019-nCoV) có thể lây nhiễm từ người sang người chỉ trong vòng 15 phút nếu như tiếp xúc gần.
Theo chuyên gia Lý Hưng Vượng tại bệnh viện Địa Đàn Bắc Kinh, thành viên Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC) cũng cho biết, virus corona hoàn toàn có thể gây lây nhiễm ở khoảng cách 2m.
Chuyên gia cảnh bảo:"Mọi người phải đeo khẩu trang bảo hộ và hạn chế tiếp xúc gần với người khác. Chúng tôi cho rằng khoảng cách có thể xảy ra lây nhiễm là từ 1-2 m".
Tuy nhiên tất cả mọi người đều cần phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa như nhau do cơ thể chưa có miễn dịch, bao gồm cả người lớn, trẻ em, người già, phụ nữ hay nam giới.
Cho tới hiện tại bởi vì chưa có thuốc đặc trị đối với 2019 nCoV nên việc điều trị chủ yếu dựa vào biểu hiện của bệnh và công tác phòng bệnh. Để nhận biết được một người có đang bị nhiễm virus corona hay không điều kiện tiên quyết chính là tới các cơ sở y tế chuyên khoa để tiến hành xét nghiệm.
Hiện nay các cơ sở được phép xét nghiệm, tiếp nhận điều trị bao gồm:
Ảnh: Sức khoẻ đời sống
Để nhận biết một người có đang bị nhiễm corona không thì ngoài các triệu chứng như ho, sốt, hắt xì, sổ mũi,... thì dịch tễ học là vấn đề được chú trọng, cụ thể:
- Cần xác định xem người đó có đi từ vùng dịch ra không?
- Có từng tiếp xúc với người bị nhiễm 2019 nCoV không?
- Có tiếp xúc với người đi từ vùng dịch ra không?
(Tư liệu tham khảo: Chương trình Tư vấn trực tuyến: "THÔNG TIN VỀ VIRUS CORONA, CÁC BỆNH HÔ HẤP - CÁCH PHÒNG NGỪA VÀ ĐIỀU TRỊ" (VTV)).