Sau khi tiêm vaccine Covid-19 có thể hiến máu không?

Sau khi tiêm vaccine Covid-19 có thể hiến máu không?
Mặc dù hiến máu là một hoạt động tình nguyện đặc biệt tốt. Tuy nhiên, có một số tiêu chí có thể quyết định việc bạn có thể hiến máu hay không. Sau khi tiêm vaccine Covid-19 thì sao?

Sau khi tiêm vaccine Covid-19 có thể hiến máu không? Nếu hiến máu sau tiêm cần thỏa mãn những điều kiện gì là vấn đề mà nhiều người thắc mắc.

Các chuyên gia y tế đều thống nhất rằng, việc hiến máu sau khi tiêm vaccine Covid-19 là hoàn toàn an toàn. Trên thực tế, điều này còn được khuyến khích lan rộng, đặc biệt là trong những giai đoạn nguồn máu trở nên hạn hẹp hơn.

Hội chữ thập đỏ Hoa Kỳ báo cáo rằng, phản ứng đối kháng miễn dịch sau khi tiêm vaccine Covid-19 khi hiến máu sẽ không bị gián đoạn khả năng cho máu và cũng không làm giảm mức độ bảo vệ của kháng thể chống lại virus Covid-19 ở người hiến.

Bạn cần cung cấp tên của loại vaccine mà bạn được nhận trước khi hiến máu.

Ngoài ra, máu của người đã được tiêm vaccine có thể mang một lượng nhỏ kháng thể chống lại virus SARS-CoV-2. "Tuy nhiên, lượng kháng thể này là quá nhỏ để có thể tạo ra sự khác biệt; do đó không thể giúp cải thiện khả năng miễn dịch chống lại virus SARS-CoV-2 ở người bệnh được nhận máu" - ông Rob Murphy, chuyên gia bệnh truyền nhiễm của Đại học Northwestern (Hoa Kỳ) cho biết.

William Schaffner, MD, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm và giáo sư tại Trường Y Đại học Vanderbilt nêu rõ, "Sự bảo vệ này không giống với sự bảo vệ nhận được từ việc tiêm vaccine phòng bệnh".

Ngoài ra, khi bạn vừa mới tiêm chủng xong thì cơ thể bạn cần đến 2 tuần sau đó để có thể sản sinh ra các kháng thể chống lại virus Covid-19 ở mũi thứ hai.

Vì thế, việc hiến máu và nhận máu từ người đã tiêm vaccine Covid-19 là an toàn.

1. Điều kiện hiến máu

Thực tế thì bạn có đủ điều kiện để hiến máu bất cứ khi nào sau khi nhận được vaccine Covid-19. Miễn là bạn cảm thấy khỏe mạnh thì không cần thời gian chờ giữa việc tiêm và hiến máu.

Sau khi tiêm vaccine Covid-19 có thể hiến máu không? - Ảnh 2.

Miễn là bạn cảm thấy khỏe mạnh thì không cần thời gian chờ giữa việc tiêm và hiến máu (Ảnh: Internet)

Theo Hội chứ thập đỏ Hoa Kỳ thì việc hiến máu cũng có thể thực hiện giữa các lần tiêm vaccine liều thứ nhất và liều thứ hai miễn là người nhận đang không gặp phải bất kì một tác dụng phụ nào từ vaccine chẳng hạn như đau cơ, nhức đầu hay sốt.

Đọc thêm:

14 tác dụng phụ sau khi tiêm vaccine ngừa Covid-19 có thể gặp

Sau khi tiêm vaccine Covid-19 gặp tác dụng phụ cần xử trí như thế nào?

Bạn có thể hiến máu nếu bạn đang gặp tác dụng phụ của vaccine COVID-19 không? 

Nếu xuất hiện các tác dụng phụ, hãy kiên nhẫn chờ đợi các tác dụng phụ của vaccine biến mất rồi mới tiếp tục hiến máu. Hội chữ thập đỏ Hoa Kỳ nhấn mạnh rằng, bạn cần "thực sự khỏe mạnh và không có triệu chứng của tác dụng phụ sau tiêm vaccine" ở thời điểm hiến máu.

Nếu như bạn đã lên lịch hiến máu mà trùng với thời gian bạn tiêm vaccine Covid-19 thì bạn chờ đợi. Amesh A. Adalja, MD, học giả cấp cao tại Đại học Johns Trung tâm Hopkins về An ninh Y tế cho biết, đôi khi sự mệt mỏi từ việc tiêm vaccine kết hợp với việc cơ thể rút đi một lượng máu có thể gây ra một vài tác động.

2. Khi nào bạn không nên hiến máu?

Mặc dù hiến máu là một cách tuyệt vời để giúp những người đang trong tình trạng khẩn cấp. Tuy nhiên, có một số tiêu chí nhất định xem xét việc bạn có thể hiến máu được hay không, tình trạng này có thể là tạm thời hoặc vĩnh viễn.

Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO thì bạn không nên hiến máu trong các trường hợp sau :

- Đang bị cúm, đau họng, cảm lạnh hoặc các bệnh nhiễm trùng khác

Sau khi tiêm vaccine Covid-19 có thể hiến máu không? - Ảnh 3.

Nếu đang bị cúm hay các bệnh nhiễm trùng thì bạn không nên đi hiến máu (Ảnh: Internet)

- Vừa thực hiện xong một thủ thuật nha khoa và cần 24 giờ sau đó để hồi phục trước khi hiến máu

- Đã từng di chuyển tới các khu vực có nguy cơ cao mắc các bệnh truyền nhiễm

- Từng thực hiện hành vi tình dục thuộc nhóm "có nguy cơ" trong 12 tháng qua

- Xét nghiệm dương tính với HIV

- Đã từng sinh con trong thời gian 9 tháng trước đó

- Đang cho con bú.

Còn theo Bộ Y tế, những người thuộc nhóm dưới đây không nên hiến máu:

- Người đã nhiễm hoặc đã thực hiện hành vi có nguy cơ nhiễm HIV.

- Người đã nhiễm viêm gan B, viêm gan C, và các vius lây qua đường truyền máu.

- Người có các bệnh mãn tính: tim mạch, huyết áp, hô hấp, dạ dày…

Đối với các trường hợp hiến huyết tương sau khi hồi phục do Covid-19

Việc hiến huyết tương phục vụ cho việc chữa bệnh ở người sau khi hồi phục do Covid-19 luôn được Bộ y tế khuyến khích. Tuy nhiên một số nghiên cứu gần đây của Hội chữ thập đỏ Hoa Kỳ đã đưa ra khuyến nghị người được tiêm chủng vaccine Covid-19 không nên hiến huyết tương vào thời điểm này (1)

Cần một nghiên cứu chuyên sâu hơn để có thể đưa ra thêm những kết luận chắc chắn khác.

Có một số hình thức hiến máu khác nhau: máu toàn phần, huyết tương và tiểu cầu. Mỗi loại có các yêu cầu về điều kiện cần và đủ cụ thể riêng.

3. Tại sao việc hiến máu lại quan trọng?

Vì máu không thể làm từ các nguồn thay thế nhân tạo nên việc hiến máu là vô cùng quan trọng. Truyền máu được sử dụng trong phẫu thuật, cho các chấn thương do chấn thương, bệnh nhân ung thư, bệnh mãn tính và cho những người bị rối loạn máu như thiếu máu hồng cầu hình liềm và bệnh máu khó đông.

Sau khi tiêm vaccine Covid-19 có thể hiến máu không? - Ảnh 4.

Vì máu không thể làm từ các nguồn thay thế nhân tạo nên việc hiến máu là vô cùng quan trọng (Ảnh: Internet)

Vì thế mà nếu bạn khỏe mạnh và không gặp bất kì một tác dụng phụ nào thì không có lý do gì cản trở bạn hiến máu sau khi chủng ngừa Covid-19.

Tóm lại, việc hiến máu sau khi chủng ngừa Covid-19 là hoàn toàn an toàn.

Nguồn dịch: 

1. https://www.verywellhealth.com/can-you-donate-blood-after-covid-vaccine-5184063#citation-6

2. https://www.health.com/condition/infectious-diseases/coronavirus/can-you-donate-blood-after-covid-vaccine


Tác giả: Kim Phụng