Sau khi nhổ răng có được uống sữa không? Những lưu ý khi uống sữa sau khi nhổ răng

Sau khi nhổ răng có được uống sữa không? Những lưu ý khi uống sữa sau khi nhổ răng
Sữa và các chế phẩm từ sữa là thực phẩm tốt cho răng. Tuy nhiên, sau khi nhổ răng có được uống sữa không? Cần lưu ý gì khi uống sữa? Cùng giải đáp những thắc mắc này qua bài viết dưới đây.

Sữa là một trong những thực phẩm cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể. Không những vậy, sữa còn là thức uống thơm ngon. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, sữa là thực phẩm tốt cho răng. Vì thế, sau khi nhổ răng có được uống sữa không là băn khoăn của rất nhiều người.

1. Lợi ích của sữa tới sức khỏe răng miệng

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, sữa và các chế phẩm từ sữa là thực phẩm tốt, nên bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày để bảo vệ sức khỏe răng miệng.

Nguyên nhân là vì trong thành phần của sữa có chứa nhiều các chất như canxi, photpho, vitamin D... rất cần thiết cho răng. Những chất này có tác dụng giúp trung hòa axit trong răng, củng cố men răng, giúp răng chắc khỏe, thúc đẩy tuyến nước bọt hoạt động. Hơn nữa, hàm lượng canxi có chứa trong sữa hoặc sữa đậu nành cũng giúp răng chắc khỏe hơn.

Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng sữa chua góp phần bảo vệ răng miệng. Trong sữa chua có chứa các vi khuẩn tốt, có tác dụng giúp bảo vệ nướu răng. Không những vậy, sữa chua còn có tác dụng hạn chế các vi khuẩn, ngăn ngừa mùi hôi ở miệng.

Phô mai cũng là một trong những chế phẩm từ sữa rất tốt cho răng, giúp kích thích hoạt động của tuyến nước bọt. Đồng thời, thành phần canxi và photphat có trong phô mai có tác dụng giúp trung hòa axit khiến bề mặt răng chắc khỏe hơn.

Ngoài ra, tiêu thụ sữa cũng là cách làm hiệu quả để làm sạch các mảng bám trên răng. Với những lợi ích này, sữa và các chế phẩm từ sữa là một trong những thực phẩm nên dùng để bảo vệ sức khỏe răng miệng.

Sau khi nhổ răng có được uống sữa không? Những lưu ý khi uống sữa sau khi nhổ răng - Ảnh 1.

Sữa là thực phẩm tốt cho sức khỏe răng miệng - Ảnh Internet.

Đọc thêm:

Nhổ răng khôn bị sưng mặt: Nguyên nhân và cách điều trị

Đánh răng nhiều có tốt không? Những lưu ý cần nhớ khi đánh răng

2. Sau khi nhổ răng có được uống sữa không?

Với những lợi ích tuyệt vời với sức khỏe răng miệng, sau khi nhổ răng có được uống sữa không là băn khoăn của không ít người. 

Theo các chuyên gia dinh dưỡng cũng như các bác sĩ chuyên khoa, sau khi nhổ răng, người bệnh hoàn toàn có thể uống sữa và ăn các chế phẩm từ sữa.

Những lợi ích của việc uống sữa sau khi nhổ răng cụ thể là:

- Sữa có chứa các protein casein: Đây là một loại protein giúp xây dựng lớp màng bảo vệ trên bề mặt răng, giúp răng không bị sâu và từ đó giúp chắc khỏe hơn. Đặc biệt, các protein này còn giúp giảm tình trạng đau răng sau khi nhổ răng. 

- Uống sữa giúp sản xuất nước bọt: Nước bọt giúp duy trì và hồi phục nhiều vấn đề về sức khỏe răng miệng. Ngoài ra, nước bọt còn giúp giảm tình trạng khô miệng.

- Uống sữa giúp bảo vệ răng khi axit từ vi khuẩn và thức ăn phá vỡ men răng, giảm nguy cơ sâu răng.

Tuy nhiên, cần lưu ý, sau khi nhổ răng, bạn hoàn toàn có thể uống sữa nhưng không phải loại sữa nào cũng có thể sử dụng được. Dưới đây là các lưu ý khi uống sữa sau khi tiến hành thủ thuật nhổ răng:

- Đối với sữa tươi: Với kết cầu mềm, lỏng và không phải nhai, sữa tươi là một trong những thực phẩm khuyến khích sử dụng sau khi nhổ răng.  Tuy nhiên, cần lưu ý nên uống sữa tươi nguyên chất, đừng thêm hương vị hoặc đường vì những thành phần này có thể sẽ làm lỗ nhỏ li ti trên răng bị hư hại thêm. 

- Đối với sữa chua: Sau khi nhổ răng, nên sử dụng sữa chua không đường vì sữa chua có kết cấu mịn, mềm và mát lạnh có thể giúp giảm sưng tấy, tê miệng và làm dịu các kích ứng. Ngoài ra, sữa chua còn có tác dụng bổ sung nhiều protein, hỗ trợ đẩy nhanh quá trình hồi phục sau khi nhổ răng.  Hơn nữa, trong thành phần của sữa chua không đường chứa nhiều vi sinh như Acidobacillus, đây là chất có  tác dụng hỗ trợ đắc lực cho thuốc kháng sinh phát huy tác dụng.

- Đối với sữa hạt: Sữa hạt là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng dồi dào giúp cho răng và xương chắc khỏe, có thể sử dụng sau khi nhổ răng. Ngoài tác dụng cung cấp các chất dinh dưỡng thì sữa tươi còn giúp răng miệng sạch, khỏe hơn, hạn chế mảng bám trên răng và không làm tổn hại đến vết thương mới nhổ. Tuy nhiên, cần lưu ý các loại sữa hạt không nên thêm đường hay chất tạo ngọt khi nấu và đảm bảo khi chế biến sữa, tất cả hạt đã được xay mịn và lọc kỹ để không lấn cấn hạt, vì những hạt vụn có thể mắc kẹt vào lỗ nướu mới nhổ răng gây sưng hoặc viêm.

- Đối với sữa đậu nành:  Trong sữa đậu nành có chứa thành phần đạm Lecithin sẽ giúp cầm máu nhanh hơn sau khi nhổ răng.

Như vậy, câu trả lời cho câu hỏi sau khi nhổ răng có được uống sữa không là có, sau khi nhổ răng hoàn toàn có thể uống sữa vì sữa là thực phẩm tốt cho sức khỏe răng miệng, hỗ trợ vết thương nhanh lành.

Sau khi nhổ răng có được uống sữa không? Những lưu ý khi uống sữa sau khi nhổ răng - Ảnh 2.

Sữa chua giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục sau khi nhổ răng - Ảnh Internet.

3. Những lưu ý khi uống sữa sau khi nhổ răng

Uống sữa tốt sau khi nhổ răng. Tuy nhiên, cần lưu ý một số vấn đề sau để bảo vệ sức khỏe răng miệng sau khi nhổ răng:

- Không nên uống sữa quá lạnh hoặc quá nóng bởi vì nhiệt độ của chúng có khả năng tổn hại đến răng và khiến vết mổ sưng đau, lâu lành và một số trường hợp dẫn đến chảy máu liên tục.

- Không nên uống các loại sữa có chứa quá nhiều đường, dễ gây ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng. Nên tiêu thụ sữa, sữa chua...không đường hoặc ít đường.

- Sau khi uống sữa, cần phải có chế độ chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách theo lời khuyên từ bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo môi trường răng miệng không nhiễm khuẩn. Nếu như quá trình này không được tiến hành khoa học, sữa còn bám trên răng sẽ dễ dàng bị lên men, vi khuẩn có điều kiện tấn công vào vùng răng vừa nhổ gây ra tình trạng đau nhức và viêm nhiễm.

Như vậy, câu trả lời cho câu hỏi sau khi nhổ răng có được uống sữa không là có. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe răng miệng nói riêng, sức khỏe của cơ thể nói chung.

Bên cạnh việc sử dụng các loại  sữa trên, sau khi nhổ răng, người bệnh có thể ăn các loại thức ăn khác nhưng cần phải chế biến kỹ như cắt nhỏ, nghiền nát hay xay nhuyễn để tránh những tác động tiêu cực đến vết nhổ  gây ra hiện tượng đau buốt hay viêm nhiễm.


Tác giả: Ngọc Điệp