Lấy cao răng là một kỹ thuật đơn giản trong nha khoa nên lấy cao răng vừa nhanh chóng và an toàn. Tuy nhiên, lấy cao răng xong thì không ít người xuất hiện cảm giác ê buốt, đau nhức và khó chịu.
Vì vậy, sau khi lấy cao răng nên kiêng gì được nhiều người sau khi lấy cao răng quan tâm. Một vài thông tin trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về việc lấy cao răng cũng như kiêng sau khi lấy cao răng nên biết để giảm cảm giác đau nhức, ê buốt xảy ra.
Cao răng được biết đến với tên gọi khác là vôi răng. Hiện tượng cao răng là khi mảng bám được tích tụ và bị vôi hóa bởi các hợp chất muối vô cơ trong nước bọt và cặn mềm.
Trong khi đó, cao răng có thể là các mảnh vụn thức ăn hoặc các khoáng chất trong miệng. Theo thời gian các mảng bám này bám chặt vào bề mặt răng hoặc dưới mép lợi và hình thành cao răng.
Đọc thêm:
- Gợi ý 6 cách lấy cao răng tại nhà một cách tự nhiên và an toàn
- Lấy cao răng có ảnh hưởng đến sức khỏe không? Nên lấy cao răng mấy lần trong năm?
Thông thường cao răng có màu trắng đục hoặc vàng nhạt. Theo thời gian cao răng bám trên bề mặt răng và nướu có thể gây ra tình trạng viêm nướu. Không kịp thời xử lý sẽ gây ra hiện tượng chảy máu và máu ngấm vào mảng cao răng, tiếp đến là chuyển sang màu nâu đỏ và được biết đến là răng huyết thanh.
Cao răng tích tụ lâu trong miệng có thể gây ra ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng như: hơi thở có mùi hôi, chảy máu chân răng, ê buốt khi ăn uống, tụt nướu...
Tình trạng này còn là nguyên nhân gây ra các vấn đề răng miệng khác như viêm nha chu, viêm nướu, viêm niêm mạc miệng, viêm họng... các trường hợp không kịp lấy cao răng và chữa trị kịp thời có thể khiến răng bị lung lay, thậm chí gây rụng răng.
Lấy cao răng chỉ là một kỹ thuật đơn giản và nên được thực hiện định kỳ 6 tháng/lần. Nếu lấy cao răng thường xuyên sẽ giúp bạn không phải kiêng cữ nhiều, việc lấy cao răng chỉ gây ra cảm giác ê buốt nhẹ, có nhiều trường hợp lấy cao răng thậm chí không gây đau.
Tuy nhiên, nếu để cao răng bám lâu và mảng tích dụ quá dày thì việc lấy cao răng sẽ khiến răng nhạy cảm hơn, đồng thời còn là nguyên nhân khiến răng dễ bị kích ứng nên việc sau khi lấy cao răng nên kiêng gì rất quan trọng.
Sau khi lấy cao răng nên kiêng gì, dưới đây là một số thực phẩm sau khi lấy cao răng nên kiêng để răng nhanh chóng ổn định:
- Thức ăn nóng, lạnh và cay:
Các loại thức ăn quá nóng, quá lạnh hoặc quá cay nên được hạn chế tối đa sau khi lấy cao răng bởi vì các loại thực phẩm này sẽ làm tăng kích thích răng, đồng thời còn là nguyên nhân khiến răng dễ bị sứt mẻ, gãy vỡ hoặc làm tụt lợi, thậm chí có thể gây chết tủy răng.
Sau khi lấy cao răng nên tránh ăn kem, uống nước đá, ăn lẩu hoặc các loại mì cay nóng....
- Thực phẩm chứa nhiều đường, tinh bột:
Các loại bánh kẹo ngọt, đồ uống có ga và các loại thực phẩm nhiều tinh bột là thực phẩm cần được hạn chế. Trong khi đó, quan trọng hơn là sau khi lấy cao răng cần kiêng các loại thực phẩm nhiều đường và tinh bột để tránh vi khuẩn phát triển, làm lây lan cũng như gây ra nhiều bệnh lý về răng miệng.
Hơn nữa, các loại thực phẩm nhiều đường còn là nguyên nhân hình thành nhiều cao răng hơn.
- Thực phẩm và đồ uống có tính axit mạnh:
Trong các loại thực phẩm cần kiêng có các loại như rượu bia, cà phê, các loại trái cây như bưởi, chanh có tính axit cao không tốt cho răng sau khi lấy cao răng.
Việc sử dụng các loại thực phẩm này còn dễ khiến răng bị tổn thương, trong các trường hợp nghiêm trọng còn có thể khiến răng bị hỏng. Vì vậy, sau khi lấy cao răng nên kiêng gì cũng cần được mọi người lưu ý để bảo vệ răng khỏe mạnh.
Ngoài việc kiêng khem sau khi lấy cao răng thì cần phải lưu ý một vài vấn đề sau để đảm bảo sức khỏe răng và mô mềm:
- Không tẩy trắng răng ngay sau khi lấy cao răng, việc tẩy trắng răng sẽ có hại cho răng vì lúc này men răng và mô nướu còn đang rất yếu, chưa ổn định. Đồng thời, tẩy trắng răng ngay sau khi lấy cao răng còn khiến răng bị mài mòn thêm và khiến bạn bị ê buốt và đau nhức nướu.
- Cần vệ sinh răng miệng đúng cách sau khi lấy cao răng. Việc vệ sinh răng miệng đúng cách còn giúp răng miệng khỏe mạnh.
- Sử dụng thêm chỉ nha khoa, thay vì sử dụng tăm để xỉa răng thì mọi người nên dùng chỉ nha khoa giúp loại bỏ các mảng bám dính ở kẽ răng.
- Nước súc miệng nên được sử dụng sau khi lấy cao răng, có thể tự pha loãng nước muối hoặc mua nước muối sinh lý ở hiệu thuốc để súc miệng giúp răng chắc khỏe hơn.
Ngoài ra, cần thăm khám và kiểm tra sức khoẻ răng miệng định kỳ 6 tháng/lần. Thói quen này sẽ giúp bạn kiểm soát các bệnh lý răng miệng kịp thời và tránh tình trạng răng miệng tiến triển nặng hơn.