Mặc dù bệnh thoát vị đĩa đệm chưa có thuốc đặc trị nhưng nhiều người bệnh vẫn lầm tưởng rằng một số loại thuốc giảm đau thông dụng có thể vừa giảm cảm giác đau nhanh chóng, vừa chữa khỏi bệnh. Việc lạm dụng thuốc giảm đau đã tồn tại trong một thời gian dài và gây ra nhiều hệ lụy lớn cho sức khỏe người bệnh. Cụ thể một số tác hại khi lạm dụng thuốc giảm đau như:
- Gây ra hiện tượng "nhờn thuốc", lần sau sử dụng sẽ cần liều cao hơn lần trước, hiệu quả giảm đau cũng giảm đi rõ rệt.
- Gây ra cảm giác buồn nôn, nôn ói, chướng bụng đầy hơi, đau tức thượng vị, khó tiêu, chán ăn.
- Ảnh hưởng tới thần kinh của người bệnh, tăng cảm giác lo lắng, căng thẳng, có thể gây nhức đầu, ù tai.
- Nhiều loại thuốc có thể gây ra hiện tượng xuất huyết tiêu hóa nếu dùng quá liều lượng cho phép.
Vì vậy, việc sử dụng các loại thuốc giảm đau thoát vị đĩa đệm đều cần hết sức cẩn trọng, tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, tuân thủ chỉ định và sự theo dõi nghiêm ngặt của bác sĩ điều trị.
Vận động, tập luyện các bài tập phù hợp là một phần không thể thiếu trong quá trình điều trị bệnh. Hiện nay, có rất nhiều bài tập hỗ trợ giảm đau thoát vị đĩa đệm mà người bệnh có thể thực hiện tại nhà. Tuy nhiên, các bác sĩ đều khuyến cáo người bệnh nên thăm khám và tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi tiến hành tập luyện bài tập cụ thể nào đó.
Do tình trạng bệnh lý ở mỗi người là khác nhau nên cần có các phương án tập luyện khác nhau. Việc tập luyện sai cách, thực hành sai tư thế giảm đau trong thoát vị đĩa đệm có thể làm cho bệnh nặng hơn, tăng cảm giác đau cho người bệnh.
Nhiều người bệnh được khuyên đi bộ nhiều, khom cúi nhiều hay xoay bẻ cột sống để giảm đau thoát vị đĩa đệm hoặc chữa thoát vị đĩa đệm không cần dùng thuốc. Nhưng những việc làm này có thể càng làm cho bệnh trở nên tồi tệ hơn.
Để phòng tránh bệnh, mọi người cần phải tránh làm việc mang vác nặng, khom cúi không đúng tư thế, có chế độ sinh hoạt lành mạnh, ăn đủ chất bổ dưỡng, uống đủ nước, có chế độ tập luyện thể dục thể thao phù hợp với lứa tuổi, phù hợp tình trạng sức khỏe giúp nâng cao sức khỏe nói chung, tránh thoái hóa cột sống và thoát vị đĩa đệm nói riêng.
Chườm nóng, châm cứu, dùng thuốc, dán cao giảm đau đều là những cách giảm đau thoát vị đĩa đệm có thể tự thực hiện tại nhà mà không cần tới cơ sở y tế chuyên khoa. Nhưng cũng chính những kinh nghiệm truyền miệng này đôi khi không mang lại hiệu quả giảm đau như mong muốn, thậm chí còn làm bệnh tiến triển xấu hơn.
Việc điều trị thoát vị đĩa đệm thường khởi đầu bằng điều trị bảo tồn, người bệnh cần nghỉ ngơi, hạn chế làm việc, sử dụng các thuốc đặc trị kèm theo chế độ tập vật lý trị liệu thích hợp.
Không ít bệnh nhân chưa nắm rõ được mức độ thoát vị đĩa đệm của bản thân, áp dụng ngay các biện pháp giảm đau kể trên mà không hỏi ý kiến bác sĩ. Bên cạnh đó còn có người thực hiện sai cách chườm nóng, cho rằng kéo dài thời gian chườm và chườm ở nhiệt độ càng cao càng có hiệu quả tốt. Hậu quả là người bệnh không những bị đau nhức nhiều hơn mà còn bị bỏng da.
Như vậy, cách tốt nhất để tránh được những sai lầm trong giảm đau thoát vị đĩa đệm kể trên là cần thăm khám và tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ. Sau khi được thăm khám cẩn thận, người bệnh sẽ được hướng dẫn cụ thể về cách giảm đau tại nhà, cách ăn uống, sinh hoạt hỗ trợ chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả.