Nhiều người bệnh tự dùng thuốc theo sự mách bảo của cảm quan bệnh của mình giống với bệnh của người khác. Như vậy không thể khỏi bệnh, thậm chí còn để lại hậu quả là dẫn đến nhiều tác hại do điều trị sai cách và kéo dài dai dẳng.
Để khẳng định bệnh nhân mắc nấm da hay nấm niêm mạc (nhất là với vùng da đầu hay khu bẹn, bộ phận sinh dục) các chuyên gia đều phải làm xét nghiệm soi tìm bào tử nấm, xác định rõ khu vực bị bệnh xem có đúng là bạn bị nấm da hay không.
Nấm Candida có thể xuất hiện ở vùng niêm mạc âm đạo. Trường hợp này, bệnh nhân cần kết hợp đặt thuốc để chữa trị triệt để.
Bạn có thể tìm hiểu thêm cách phát hiện và xác định chính xác bệnh nấm da đang mắc phải bằng cách: Chẩn đoán nấm da: Dịch tễ, lâm sàng và xét nghiệm đều quan trọng.
Khi xác định chắc chắn rằng bạn đã bị nấm da, bác sĩ mới kê đúng các loại thuốc đặc trị.
Thế nhưng, người tiêu dùng nhiều khi chỉ đi khám rồi tự ý mua thuốc. Nhưng họ không hề biết dù là thuốc bôi hay dầu gội đầu và đặc biệt là sử dụng dài ngày thì rất dễ gặp các tác dụng phụ không mong muốn như kích ứng da, rụng tóc.
Nhiều sản phẩm dầu gội đầu, thuốc bôi ngoài da và cả thuốc uống để điều trị nấm thường chứa hoạt chất kentoconazole. Có lẽ, ít người biết rằng đây là nhóm thuốc có khá nhiều tác dụng phụ và chỉ được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.
Qua thử nghiệm trên động vật, các nhà khoa học nhận thấy loại thuốc này có thể qua được nhau thai, có thể tiết vào sữa mẹ. Ngoài những tổn thương nặng cho gan, kentoconazole có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn như buồn nôn, đau bụng, táo bón, đầy hơi, chảy máu đường tiêu hóa, tiêu chảy.
Chính vì những tác dụng phụ của kentoconazole trong các loại thuốc trị nấm, nhiều cơ quan quản lý dược phẩm y tế đã đưa ra các cảnh báo cấm chỉ định sử dụng theo đường uống ở dạng viên nén để điều trị các bệnh về nấm móng, nấm da.
Tuy nhiên, ở dạng bào chế là kem bôi ngoài da hay dung dịch gội đầu, sản phẩm chứa kentoconazole được sử dụng khá thoải mái, không tuân thủ chỉ định.
Nấm da đầu và vảy nến da đầu á sừng hay chấy đều có những biểu hiện ban đầu của bệnh khá giống nhau, vì thế rất dễ bị nhầm lẫn. Nếu không xác định chính xác tình trạng bệnh mắc phải có thể dẫn tới việc điều trị sai lầm và bệnh trở nên nặng hơn.
Tuy nhiên, chỉ gây nấm da đầu hay vảy nến da đầu lại có nguồn gốc liên quan đến các loại nấm da. Để phân biệt, bạn có thể căn cứ vào các dấu hiệu đặc trưng sau đây:
Hai bệnh này đều gây ngứa và bong tróc da, nhiều gàu khiến người bệnh khó chịu, tự ti khi giao tiếp. Tuy nhiên, điểm khác nhau như sau:
- Vẩy nến da đầu thường xuất hiện sang thương viêm đỏ đầu tiên, sau đó bong các vảy khô và dày, rất ít rụng tóc. Da đầu xuất hiện những mảng đỏ, sờ thấy cộm, có hình dạng và kích thước khá đa dạng. Xuất vảy trắng ở vùng viền tai, trán mọc chống chất lên nhau, dễ bong tróc, sờ vào có thể tan thành từng mảng nhỏ rớt xuống. Không quá ngứa ngáy.
Người bị vẩy nến da đầu gần như cũng bị vẩy nến trên thân mình.
- Nấm da đầu: Vùng da bị có vảy gàu trắng mọc thành từng mảng cứng, có thể xuất hiện mụn nước. Da đầu có các mụn đỏ sau đó lan rộng ra. Vảy gàu mọc thành mảng rộng bết dính. Tóc rụng nhiều có thể thành từng mảng ở những vùng bị nhiễm nấm. Da đầu ngứa ngáy, khó chịu.
Nấm da đầu thường bong các vảy gàu mỏng, ướt do da đầu tiết bã nhiều và tóc rụng nhiều. Người bị nấm da đầu sẽ không lây xuống vùng da ở thân mình hay chân tay.