Rủi ro khi xét nghiệm PSA ung thư tuyến tiền liệt

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Rủi ro khi xét nghiệm PSA ung thư tuyến tiền liệt
Xét nghiệm PSA ung thư tuyến tiền liệt là phương pháp giúp chẩn được sử dụng trong những năm gần đây. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có nhiều rủi ro khiến nhiều người phải lưu ý.

1. Xét nghiệm PSA ung thư tuyến tiền liệt là gì?

Ung thư tuyến tiền liệt là căn bệnh phổ biến ở nam giới trên 50 tuổi. Bệnh phát triển chậm và ở giai đoạn đầu, bệnh thường không có biểu hiện gì bất thường. Xét nghiệm PSA là xét nghiệm giúp chẩn đoán bệnh về tuyến tiền liệt.

PSA là kháng nguyên đặc hiệu của tuyến tiền liệt hay một loại enzyme được tiết ra bởi tuyến tiền liệt. Trong điều kiện bình thường, chỉ số PSA tồn tại rất thấp. Khi tuyến tiền liệt bị phì đại, bị viêm hay ung thư thì nồng độ PSA tăng lên một cách bất thường.

2. Rủi ro xét nghiệm PSA ung thư tuyến tiền liệt

Tùy thuộc vào phương pháp điều trị cần lấy từ 10 -15 sinh thiết tuyến tiền liệt. Điều này cũng gây ra cho người bệnh nhiều rủi ro như đau, chảy máu, nhiễm trùng, ảnh hưởng tới đời sống tình dục của bệnh nhân.

Giá trị giới hạn ung thư tuyến tiền liệt của PSA là 4ng/ml. Nam giới có chỉ số PSA bất thường khi tiến hành sinh thiết tuyến tiền liệt có kết quả 30% mắc ung thư tuyến tiền liệt và 70% nam giới có kết quả dương tính giả.

Kết quả khi xét nghiệm PSA ung thư tuyến tiền liệt có thể sai. Lấy sinh thiết tuyến tiền liệt trên 100 nam giới có kết quả âm tính thì có kết quả 15 người mắc ung thư tuyến tiền liệt. Đây chính là những rủi ro nhất định khi xét nghiệm PSA ung thư tuyến tiền liệt.

Một số phương pháp giúp giảm tỷ lệ kết quả âm tính giả nhưng lại làm tăng tỷ lệ dương tính giả. Đây là nguyên nhân khiến nhiều nam giới cần thực hiện sinh thiết tuyến tiền liệt không cần thiết. Phương pháp xét nghiệm PSA có những ưu và nhược điểm nhất định. Chính vì vậy, người bệnh cần hết sức lưu ý khi xét nghiệm PSA.

3. Phương pháp xét nghiệm PSA ung thư tuyến tiền liệt

Phương pháp xét nghiệm PSA phổ biến hiện nay là xét nghiệm PSA toàn phần và xét nghiệm PSA tự do. Kết quả PSA tự do có nhiều sai lệch. Chính vì vậy, để đảm bảo và có sự chẩn đoán chính xác nhất, nam giới nên làm cả 2 xét nghiệm PSA toàn phần nằm ở vùng nghi ngờ từ 4 - 10 ng/ml.

Điều này giúp giảm tỷ lệ bệnh nhân cần thực hiện sinh thiết tuyến tiền liệt không cần thiết.

Nam giới có độ tuổi trên 50 và có tiền sử gia đình mắc ung thư tuyến tiền liệt cần thường xuyên xét nghiệm để có sự chẩn đoán và phương hướng điều trị hiệu quả nhất. Bởi đây là những đối tượng có nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt cao hơn rất nhiều so với nam giới độ tuổi trẻ và không có tiền sử gia đình mắc căn bệnh nguy hiểm này.

Ung thư tuyến tiền liệt là căn bệnh nguy hiểm, luôn là nỗi sợ hãi của nhiều nam giới trong xã hội hiện đại. Giai đoạn đầu, ung thư tuyến tiền liệt thường không tạo ra những dấu hiệu bất thường. Mặc dù ung thư tuyến tiền liệt chậm phát triển nhưng mang lại hậu quả rất lớn cho người bệnh khi rút ngắn tuổi thọ.

Ung thư tuyến tiền liệt là căn bệnh có phương pháp phòng dễ hơn chống. Chính vì vậy, nam giới phải thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện những triệu chứng bất thường liên quan đến ung thư tuyến tiền liệt. Xây dựng một lối sống khoa học, hạn chế sử dụng các chất kích thích, tăng cường hoạt động thể chất,.... là những biện pháp phòng bệnh nam giới nên làm.

Việc khó phát hiện triệu chứng ung thư tuyến tiền liệt ở giai đoạn đầu, một số người bệnh không có triệu chứng. Nam giới trên 50 tuổi là đối tượng dễ mắc ung thư tuyến tiền liệt nhất chính vì vậy phải thường xuyên kiểm tra bản thân mắc bệnh hay không.


Tác giả: Thảo Ngân