Tình trạng rôm sảy ở trẻ xảy ra khi trẻ bị bít, tắc tuyến mồ hôi. Điều này gây ra sự ứ đọng mồ hôi, ống bài tiết dễ bị bụi hay ghét bít kín. Đây là nguyên nhân khiến trẻ bị rôm xảy vào mùa hè. Điều này sẽ khiến trẻ xuất hiện các mụn nhỏ màu hồng ở trên da.
Nguyên nhân khiến tình trạng rôm sảy ở trẻ xảy ra nhiều hơn trong mùa hè:
- Khi các ống tuyến mồ hôi ở trẻ nhỏ chưa phát triển hoàn chỉnh. Điều này khiến trẻ tiết mồ hôi và không có đường thoát ra bên ngoài.
Trong khi đó, mùa hè, thời tiết nắng nóng lại càng kích thích cơ thể bài tiết nhiều mồ hôi hơn để tránh nắng nóng. Việc bài tiết nhiều dẫn đến tình trạng mồ hôi không thoát ra được gây ra tình trạng bít tắc lỗ chân lông và xuất hiện bệnh rôm sảy ở trẻ.
- Cha mẹ lựa chọn trang phục không thấm mồ hôi, việc thường xuyên mặc tã hay sử dụng các loại tã quá chật cũng sẽ khiến trẻ bị rôm sảy do bị bít tắc tuyến mồ hôi.
- Mùa hè, thời điểm vi khuẩn phát triển mạnh mẽ, vi khuẩn thường trú ngoài da có thể bài tiết chất nhờn làm bít các ống tuyến mồ hôi.
- Trên cơ thể trẻ xuất hiện các mụn nước nhỏ mọc thành từng đám trên nền da bị mẩn đỏ.
Đối với trẻ nhỏ, da của trẻ còn rất yếu. Do đó, bất kỳ tổn thương nào trên da của trẻ cũng cần được chăm sóc cẩn thận.
Khi trẻ bị rôm sảy, các mụn nước nhỏ mọc thành đám trên nền da mẩn đỏ, trẻ bị ngứa, quấy khóc nhiều, cảm thấy bứt rứt, khó chịu. Vì thế trẻ sẽ gãi, điều này khiến trên da trẻ xuất hiện các vết trầy xước da, nhiễm khuẩn thành các mụn mủ hay nhọt trên da.
Đối với các vị trí thường gặp, rôm sảy ở trẻ xuất hiện chủ yếu ở các vị trí có nhiều tuyến mồ hôi như: trán, cổ, ngực, vai, lưng, nách hoặc háng.
Đa số, các hiện tượng rôm sảy ở trẻ sẽ tự biến mất khi thời tiết mát mẻ trở lại mà không gây tác hại đến trẻ.
Tuy nhiên, một số trường hợp đặc biệt, rôm sảy ở trẻ có thể gây ra các biến chứng do rôm sảy gây nguy hiểm cho trẻ khi rôm sảy chuyển thành mụn mủ, nhọt. Trường hợp này chủ yếu xảy ra ở các trẻ không được giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, da bị xây xước và nhiễm trùng.
Nếu trẻ không nhận được điều trị và giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, trẻ có thể gặp nguy cơ bị viêm da mạn tính, da không tiết mồ hôi hoặc viêm cầu thận cấp, tuy đây là tình trạng hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm đối với trẻ nhỏ.
- Rôm sảy kết tinh: Tình trạng này là dạng rôm sảy nhẹ, bị ảnh hưởng đến ống tuyến mồ hôi ở lớp sừng - lớp ngoài cùng của da. Trong đó, biểu hiện sẽ xuất hiện như: mụn nước nông, mụn nước nhỏ, trong, sẩn dễ vỡ nhưng không khiến trẻ bị ngứa hay bị đau.
Rôm rảy ở trẻ nhẹ ở rạng rôm sảy kết tinh có thể tự biến mất sau vài ngày và cũng dễ bị tái phát khi thời tiết nắng nóng, ẩm trở lại.
- Rôm sảy đỏ: Đối với tình trạng này, rôm sảy ở trẻ diễn ra ở vị trí sâu hơn trong lớp thượng bì của da. Điều này gây ra các sẩn đỏ, có cảm giác đau nhói và ngứa nhiều. Thông thường, ít có mồ hôi ở vùng da bị rôm sảy.
Tình trạng rôm sảy đỏ thường xảy ra ở trẻ em trong khoảng 1 đến 3 tuần sau sinh.
- Rôm sảy sâu: Khi trẻ bị rôm sảy sâu, tình trạng này là tình trạng rôm sảy nặng ở trẻ tuy nhiên rất ít gặp. Đối với trường hợp này, khi trẻ bị nhiều đợt rôm sảy đỏ. Bệnh gây ra ảnh hưởng tới lớp bì là lớp sâu hơn của da, xuất hiện sớm sau khi vận động hay các hoạt động làm đổ nhiều mồ hôi.
Nếu rôm sảy sâu xuất hiện, mặc dù không gây nhiều khó chịu cho trẻ nhưng lại gây ra tình trạng không có mồ hôi lan rộng, điều này khiến trẻ bị kiệt sức do nóng, bị chóng mặt, buồn nôn, mạch nhanh hơn bình thường.
Muốn phòng chống rôm sảy ở trẻ em:
- Phụ huynh cần tắm cho trẻ mỗi ngày để giữ da sạch sẽ, bài tiết mồ hôi dễ dàng.
- Lựa chọn cho trẻ quần áo mỏng, rộng rãi, thấm mồ hôi.
- Cần cho trẻ uống đủ nước.
- Bổ sung cho trẻ các loại vitamin, khoáng chất có trong trái cây, rau củ.
- Cần cho trẻ sống trong môi trường thoáng mát, rộng rãi, có chế độ sinh hoạt hợp lý.
- Hạn chế các loại thức ăn ngọt như: kẹo, bánh, chocolate,...
- Tránh để trẻ ra ngoài trời nắng nóng, không cho trẻ gãi lên da khi trẻ bị rôm sảy vì sẽ gây ra các vết trầy xước có thể làm nhiễm trùng da ở trẻ.