Các triệu chứng thường gặp của tối loạn tiêu hóa thường là đau bụng, mệt mỏi, cảm thấy uể oải và chán ăn. Nặng hơn là bị tiêu chảy liên tục, ra mồ hôi vào ban đêm hay sụt cân không kiểm soát,..
Có thể thấy, mặc dù rối loạn tiêu hóa dễ kiểm soát nhưng cũng dễ tái phát. Dưới đây là những hiểu lầm thường gặp nhất về bệnh:
Có thể thấy rối loạn tiêu hóa có những triệu chứng phổ biến như táo bóng, phân nát, phân sống, ăn không tiêu - khó tiêu, bị trướng bụng, đầy hơi,... Các biểu hiện này tương tự với triệu chứng của nhiều bệnh lý như ruột kích thích hay viêm đại tràng,..
Rối loạn tiêu hóa thường bị nhầm lẫn với các biểu hiện của bệnh khác (Ảnh: Internet)
Vì chủ quan người bệnh thường tự ý mua thuốc điều trị các bệnh "nhầm tưởng" kể trên gây ra hậu quả là lợi khuẩn trong ruột sẽ bị giết dần giết mòn.
Dần dần về sau bạn sẽ dễ dàng bị tiêu chảy hay táo bón hơn - nói một cách đơn giản chính là hệ tiêu hóa ngày càng yếu đi.
Một yếu tố quan trọng nhất trong đường ruột của con người là các "vi khuẩn có lợi" - hay còn gọi là lợi khuẩn.
Lợi khuẩn có vai trò gì?
- Cân bằng vệ sinh đường ruột ở tỷ lệ vàng: 85% vi khuẩn có lợi và 15% vi khuẩ có hại.
- Bảo vệ cho niêm mạc ruột khỏi sự xâm nhập của các độc tố có hại từ thức ăn sau khi vào cơ thể.
Lợi khuẩn giữ vai trò quan trọng trong việc chống lại các vi khuẩn có hại (Ảnh: Internet)
- Ức chế các vi khuẩn gây hại trong hệ tiêu hóa.
- Tiết enzym giúp tiêu hóa thức ăn.
Với mỗi một lần bị rối loạn tiêu hóa thì các vi khuẩn có lợi sẽ bị "giết" dần dần. Nếu như chúng ta không kịp bổ sung vào phần khuyết thiếu đấy thì hệ tiêu hóa sẽ ngày một yếu hơn.
Điều này rất bất tiện cho việc sinh hoạt cũng như ăn uống hàng ngày của người bị rối loạn tiêu hóa.
Có 3 nguyên nhân phổ biến gây ra rối loạn tiêu hóa bao gồm:
- Chế độ ăn uống không đảm bảo vệ sinh, không khoa học. Ví dụ như ăn phải thức ăn ôi thiu, thực phẩm bẩn có chất bảo quản,... trong thời gian kéo dài mà không được điều trị y tế phù hợp.
Thuốc kháng sinh có hại cho đường ruột nói riêng và hệ tiêu hóa nói chung (Ảnh: Internet)
- Sử dụng thuốc kháng sinh trong môt khoảng thời gian liên tục hoặc liều cao.
- Bị áp lực, căng thẳng, thay đổi môi trường sống, thay đổi thời tiết,...
Dưới đây là một số nguyên tắc ăn uống và sinh hoạt giúp phòng ngừa rối loạn tiêu hóa bạn có thể tham khảo:
- Chỉ ăn thức ăn đã được nấu chín, nước phải được đun sôi rồi mới uống.
- Chỉ sử dụng thực phẩm sạch, có nguồn gốc rõ ràng.
- Đảm bảo nguyên tắc bảo quản thực phẩm tươi sống và thực phẩm chín.
- Không hút thuốc lá và sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, caffein,...
- Bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất xơ trong bữa ăn hàng ngày để cung cấp vitamin cần thiết điều chỉnh hoạt động bình thường của đường ruột.
(Tổng hợp)