Hệ thần kinh thực vật chi phối các hoạt động có tính chất tự động của con người như dạ dày co bóp tiêu hóa thức ăn, tim đập, tiết niệu bài tiết.
Hệ thần kinh thực vật bao gồm hệ thần kinh phó giao cảm và hệ thần kinh giao cảm. Sự mất cân bằng của hai hệ thần kinh này dẫn tới các bệnh lý của hệ thần kinh thực vật.
Rối loạn thần kinh thực vật ảnh hưởng tới chức năng tự động của các cơ quan trong cơ thể như huyết áp, nhịp tim, mồ hôi và tiêu hóa,…
Đây không phải một loại bệnh mà chỉ là các rối loạn hoạt động hệ thần kinh tự động. Bệnh khiến hoạt động của một hoặc nhiều bộ phận cơ thể suy yếu bất thường.
Không phải ai cũng nắm được triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật là gì? (Ảnh: Internet)
- Hệ thần kinh: đau đầu, thường đau nửa đầu, giai đoạn đầu đau từng cơn về sau âm ỉ, đau không rõ ràng vị trí. Khi thay đổi thời tiết, giao mùa, chu kỳ kinh nguyệt phụ nữ thì đau đầu tăng. Đau đầu có thể kèm theo chóng mặt, hay quên, giảm trí nhớ và kém tập trung.
- Tim mạch: hồi hộp, huyết áp tăng hay hạ huyết áp, nhịp tim nhanh. Nếu bị hạ huyết áp thì bệnh nhân có biểu hiện hoa mắt chóng mắt, choáng do tụt huyết áp tư thế đứng. Bệnh nhân có biểu hiện ngực đau thắt kèm theo triệu chứng vùng ngực bị nóng ran.
- Hệ tiêu hóa: đau bụng vùng thương vị, rối loạn tiêu hóa, táo bón, đầy hơi, ợ chua, chướng bụng, buồn nôn, nôn. Một số biểu hiện co thắt ruột dữ dội gây đau bụng đôi khi còn phải cấp cứu và không tìm được nguyên nhân. Bệnh kéo dài dẫn tới tình trạng bồn chồn, cồn cào ruột gan, đứng ngồi không yên.
- Hệ tiết niệu: tiểu khó, tiểu không tự chủ, rối loạn tiết niệu, tiểu không hết nước tiểu, nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
- Hệ bài tiết: giảm tiết hoặc tăng tiết quá mức, rối loạn tiết mồ hôi, khả năng điều tiết nhiệt độ cơ thể bị ảnh hưởng, thân nhiệt nóng lạnh thất thường.
- Hệ hô hấp: khó thở, hụt hơi, tức ngực do co thắt cơ trơn phế quản. Cuốn mũi giãn khiến mũi bị ngạt.
- Hệ cơ xương khớp: buồn bực chân tay, máy giật cơ, đau nhức xương khớp lúc trở trời.
- Hệ sinh dục: rối loạn tình dục, rối loạn cương cứng, xuất tinh sớm ở phụ nữ và khô âm dạo, khó đạt cực khoái, rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ.
- Hệ lông tóc móng: rụng tóc, hư móng, da khô, co giãn mạch ngoài da,…
- Triệu chứng toàn thân: rối loạn giấc ngủ, mệt mỏi, ớn lạnh, đau đầu, đau mỏi vai gái, đau mỏi cột sống, rối loạn kinh nguyệt, lo âu,…
Để chữa bệnh, bệnh nhân cần biết nguyên nhân rối loạn thần kinh thực vật là gì? (Ảnh: Internet)
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới bệnh rối loạn thần kinh thực vật:
- Rối loạn tâm lý, tổn thương dây thần kinh, cơ thể.
- Phản ứng phụ của thuốc.
- Các cuộc tấn công hệ thống miễn dịch hay các bệnh tự miễn, tiểu đường, hay bệnh Parkinson.
- Bệnh truyền nhiễm: virus và vi khuẩn,…
- Rối loạn di truyền.
- Nghiện rượi bia
- Sự tích tụ protein bất thường trong các cơ quan.
Tổng hợp