Nếu một ngày phát hiện mình có các triệu chứng như: mất ngủ, căng thẳng, lo lắng, vã mồ hôi, hồi hộp,… và đi kiểm tra nhưng không phát hiện bất cứ tổn thương nào thì có khả năng bạn có biểu hiện của rối loạn thần kinh thực vật. Lúc này, bạn không nên quá hoảng hốt. Hãy nhanh chóng đi khám bác sĩ thuộc chuyên khoa Tâm thần để có chẩn đoán và hướng điều trị phù hợp nhất.
Tuy nhiên, trên thực tế, mối liên hệ giữa rối loạn thần kinh thực vậy với bệnh lý Tâm thần vẫn còn là một dấu hỏi với nhiều người bệnh.
Hệ thần kinh thực vật có cấu tạo từ nhiều thành phần khác nhau. Một vài phần khiến chúng ta suy nghĩ, kiểm soát cảm xúc, giữ cân bằng và điều chỉnh sự vận động của cơ thể. Hệ này khởi điểm từ vùng dưới đồi (một khu vực sâu trong não) và từ tủy sống.
Hệ thần kinh thực vật bao gồm hệ thần kinh phó giao cảm và hệ thần kinh giao cảm. Sự mất cân bằng của hai hệ thần kinh này dẫn tới bệnh lý của hệ thần kinh thực vật.
Hệ thần kinh phó giao cảm có tác dụng làm giảm hoạt động của các bộ phận. Hệ có thể làm chậm nhịp tim, tăng co thắt, hạ huyết áp, thở chậm,…
Trong hệ thống tim mạch, hệ thần kinh giao cảm có tác dụng thúc đẩy tim đập nhanh, co mạch và tăng huyết áp kích thích tuyến mồ hôi hoạt động. Với hệ thống hô hấp, hệ thần kinh giao cảm có khả năng tăng nhịp thở, thở nhanh và nông. Vì chức năng của hệ thần kinh giao cảm ảnh hưởng tới hệ thống tim mạch và hô hấp nên khi bị cưỡng bức sẽ có triệu chứng đánh trống ngực mạnh, hồi hộp khiến bệnh nhân bị tăng huyết áp, co thắt cơ trơn phế quản và vã mồ hôi.
Từ cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, rối loạn thần kinh thực vật đã được nhắc đến. Những người mắc bệnh thời kì này phần lớn là phụ nữ có thần kinh yếu. Trong chiến tranh thế giới lần I, các bác sĩ dùng từ này để gọi các triệu chứng hiện nay thường gặp ở người rối loạn thần kinh hoặc stress với các triệu chứng yếu trong cơ thể, hoa mắt, mệt mỏi, dễ ngã, chóng mặt. Những khi như vậy, mọi người được bác sĩ khuyên nên nghỉ ngơi tại giường.
Để chắc chắn các biểu hiện: đau đầu, mất ngủ, mệt mỏi, vã mồ hôi, lo âu, rối loạn giấc ngủ,…có phải dấu hiệu của rối loạn thần kinh thực vật không, đầu tiên, người bệnh cần tới các bác sĩ chuyên khoa Thần kinh hoặc Nội tổng quát để kiểm tra. Trường hợp đã đi khám nhưng không phát hiện nguyên nhân hoặc điều trị không hiệu quả thì bạn nên khám với bác sĩ chuyên khoa Tâm thần.
Khi các triệu chứng liên quan tới tâm lý xuất hiện, hai hệ thần kinh phó giao cảm và giao cảm sẽ hoạt động để cân bằng. Dẫu vậy, tình trạng này xuất hiện thường xuyên, liên tục trong thời gian dài thì chúng sẽ không duy trì được tình trạng này. Kết quả, sức khỏe suy yếu dần rồi trở nên nghiêm trọng hơn.
Rối loạn thần kinh thực vật có liên quan tới các bệnh Tâm thần (Ảnh: Internet)
Yếu tố thúc đẩy cơ thể rơi vào trạng thái căng thẳng đến từ những sang chấn mãn tính là kích thích quá mức hệ thống đáp ứng cho chính nó. Rối loạn thần kinh thực vật còn là biểu hiện của nhiều dạng rối loạn tâm thần như rối loạn giấc ngủ, trầm cảm, lo âu hay các rối loạn liên quan tới stress.
Khi phát hiện bệnh thì bệnh nhân cần tới trung tâm y tế tin cậy để khám càng sớm càng tốt. Bệnh này hoàn toàn có khả năng chữa khỏi nếu được phát hiện và điều trị kịp thời.
3. Hệ quả của rối loạn thần kinh thực vật với bệnh Tâm thần
Những bệnh nhân bị rối loạn thần kinh thực vật sẽ luôn cảm thấy đau nửa đầu kèm chóng mặt, hồi hộp trống ngực, nhịp tim nhanh, đau thượng vị, bồn chồn, cồn cào ruột gan, lạnh chân tay, vã mồ hôi, run rảy chân tay, sởn gai ốc,…Bệnh nhân khi đó sẽ luôn kêu ca, phàn nàn với người thân và khám ở nhiều chuyên khoa khác nhau như hô hấp, tim mạch, tiết niệu, tiêu hóa, thần kinh, da liễu,… Tuy nhiên, vì khám không ra nguyên nhân và dùng thuốc điều trị không đỡ nên bệnh nhân càng suy nghĩ, lo lắng quá mức.
Nếu không được điều trị kịp thời, rối loạn thần kinh thực vật có thể dẫn tới các bệnh Tâm thần (Ảnh: Internet)
Người nhà đôi khi cũng không hiểu, cho là giả vờ nên càng khiến bệnh nhân bức xúc, căng thẳng. Tình trạng bệnh nhân vì thế nặng dần, ngủ kém dần rồi mất ngủ kèm theo mệt mỏi, lo lắng, sợ âm thanh, tránh đám đông và mất hứng thú trong cuộc sống. Dần dần, họ cho rằng mình đã mắc bệnh nan y không thể cữu chứa.
Nếu không được các bác sĩ chuyên khoa Tâm thần tư vấn và điều trị kịp thời sẽ khiến tình trạng này trở thành các bệnh trầm cảm, rối loạn lo âu. Nặng hơn còn là trầm cảm có loạn thần. Bệnh nhân xuất hiện các hoang tưởng và có ý nghĩ, hành vi tự sát.
Tổng hợp